Nhiều diện tích lúa mùa sớm ở đồng bằng sông Hồng đang ở trong giai đoạn đứng cái. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ lúa thấp. Tuy nhiên bệnh đốm nâu đã phát sinh gây hại một số ruộng lúa. Nhất là trong giai đoạn làm đòng và trổ bông, vốn là giai đoạn nhạy cảm nhất của cây lúa. Giai đoạn quyết định cho sự thành bại của cả vụ lúa Xuân, thế nhưng dịch bệnh đốm nâu xuất hiện khiến nông dân đứng ngồi không yên, lo ngại sự cố mất mùa. Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa hiệu quả.
Nhận biết bệnh
Vết bệnh là những chấm to nhỏ không đều nhau, xuất hiện nhiều ở cả 2 mặt của các lá – phần nửa cuối, theo từng đám khắp cả ruộng. Ban đầu có màu nâu nhạt sau đó chuyển sang màu đậm hơn. Nhổ cây lúa lên quan sát thấy bộ rễ kém phát triển.
Những đám có nhiều vết bệnh và bị nặng thì cả phần lá đó sẽ bị cháy vàng. Nó ảnh hưởng đến làm đòng – năng suất và chất lượng gạo sau này.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Bipolaris Oryzae, tồn tại chủ yếu từ hạt giống. Phát sinh gây hại trên giống (KM 18, Bắc thơm 7, Tám xoan Điện Biên). Chân ruộng được đánh giá là xấu nghèo dinh dưỡng và không đậu nước.
Nguyên nhân do thời tiết có nhiều nắng nóng nhiệt cao, độ ẩm không khí cao thấp thất thường. Cây lúa thường xuyên bị đói hoặc không được đáp ứng kịp thời các yếu tố dinh dưỡng và nước. Vì đặc điểm chân ruộng.
Điều kiện phát sinh bệnh đốm nâu trên cây lúa
– Do điều kiện phát sinh phát triển của hai loài nấm này rất giống nhau. Mặt khác vết bệnh do hai loài nấm này gây ra lại nằm xen kẽ với nhau trên cùng một cây lúa. Vết bệnh do chúng gây ra trên lá tuy có khác nhau ở một số chi tiết. Nhưng cũng có những nét tương tự giống nhau.
– Bệnh đốm nâu phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng. Ví như vùng đất phèn, vùng đất cát bán sơn địa ven chân núi hay ở vùng đất bị ngộ độc hữu cơ. Nói chung là những nơi đất có vấn đề làm bộ rễ lúa phát triển kém. Bệnh cũng thường xuất hiện ở những vùng đất quá úng hay khô hạn làm cho cây lúa thiếu nước. Khả năng hút dinh dưỡng của bộ rễ gặp nhiều khó khăn khiến cây lúa sinh trưởng kém. Những ruộng bạc màu nghèo dinh dưỡng, những ruộng lúa thiếu phân bón, những giống lúa phàm ăn. Nhưng không được cung cấp đủ phân (nhất là phân đạm)…. Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.
Biện pháp phòng trừ bệnh
Cần thăm đồng thường xuyên để nhận diện và không nhầm lẫn với bệnh đạo ôn. Đồng thời tập trung chăm sóc và duy trì đầu tư nước tưới hợp lý từ 2 – 5cm. Bón đủ và cân đối NPK theo đúng thời kỳ sinh trưởng phát triển để cây lúa khỏe mạnh. Và hạn chế sự phát sinh gây hại của nấm bệnh.
Khi ruộng có triệu chứng bị hại, cần phun thuốc TilSuper300EC. Một cốc TilSuper300EC pha đều trong bình 16 lít nước. Phun cho 6 – 8 thước ruộng vào chiều mát không mưa. Phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 3 – 4 ngày.