Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản thì việc cá bị thối mang (hay còn gọi là bệnh mang đóng bùn) là tình trạng bà còn hoàn toàn có thể gặp phải. Đặc biệt theo nghiên cứu của các chuyên gia thì cá nước ngọt sẽ gặp bệnh này nhiều hơn cả. Nếu người nuôi phát hiện và điều trị muộn thì sẽ gây nên tình trạng cá chết hàng loạt, từ đó mang đến nhiều thiệt hại lớn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các phương pháp phòng và trị bệnh thối mang cá hiệu quả nhé.
Nguyên nhân và dấu hiệu khi cá bị thối mang
Nguyên nhân
Căn bệnh này do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra. Loại vi khuẩn này có hình sợi, mềm dễ uốn cong, hai đầu tròn, thường hơi cong. Có lúc nó lại thành nửa vòng tròn, hình chữ U.
Vi khuẩn Myxococcus piscicolas sinh trưởng nhanh trên mặt môi trường đặc. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có pH = 6,5 – 7,5 ở nhiệt độ nước 25 – 350 độ C. Cụ thể ở mức nhiệt 250 độ thì vi khuẩn sinh trưởng tốt, tính độc mạnh. Tại mức nhiệt 180 độ thì chúng sinh trưởng chậm nhưng tính độc mạnh. Với nền nhiệt 350 độ thì vi khuẩn sinh trưởng tốt nhưng tính độc yếu. Còn ở mức nhiệt 400 độ thì vi khuẩn sinh trưởng chậm tính độc yếu. Mức nhiệt 450 độ vi khuẩn không sinh trưởng, 650 độ thì vi khuẩn chết sau 01 phút.
Xét về yếu tố phân bố lan truyền bệnh thì có vài thông tin cần nhớ như sau:
– Bệnh này thường xảy ra ở nhiều loài cá: cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép, mè hoa.
– Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè, mùa thu.
– Bệnh hay xảy ra ở cá nuôi lồng bè mật độ cao, nước lưu thông kém, ở cá nuôi ao có nhiều mùn bã hữu cơ, ngư dân gọi là “bệnh mang đóng bùn”.
Dấu hiệu

– Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước, khả năng bắt mồi giảm đến ngừng ăn. Bề mặt xương nắp mang xuất huyết, ăn mòn có hình dạng không bình thường. Bệnh thối mang trên cá thường kết hợp bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas spp di động và Pseudomonas spp.
– Cá chết thấy các tơ mang cá bị thối nát, ăn mòn, rách nát, xuất huyết, thối rữa và có lớp bùn dính rất nhiều.
Khi cá bị thối mang, người nuôi cần phải có biện pháp phòng trị bệnh phù hợp với hóa chất xử lý nước. Đồng thời người nuôi cũng cần bổ sung đề kháng cho cá ngay lập tức. Chi tiết hơn xin mời các bạn tham khảo ở phần sau của bài viết.
Phương pháp phòng và trị bệnh thối mang ở cá

– Định kỳ thay nước ao để giữ môi trường trong sạch.
– Thường xuyên vệ sinh thành lồng bè để đảm bảo lưu tốc dòng nước chảy cho phù hợp.
– Định kỳ xử lý nước bằng VIPRIO STOP liều 1 kg/ 5.000 m3 nước ao, 15 ngày dùng 1 lần.
– Trộn cho ăn liên tục BIO VITA C 200 FOR FISH (0,7 kg/ tấn thức ăn), định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng để tăng cường sức hệ miễn dịch cho cá khi nhiệt độ thay đổi.
– Khi cá bị bệnh phải khử trùng nước bằng VIPRIO STOP (1kg/5.000 m3) hoặc BKC 800 (1 lít/2.000 m3). 5 ngày sau xử lý lại, sau 3 ngày dùng BIO ZEOGREEN để cải tạo môi trường.
– Khi phát hiện bệnh sớm cần phải điều trị ngay bằng kháng sinh: BIO AMOXICILLIN 50% FOR FISH (100g/ 1 tấn thể trọng) hoặc BIO FLOR 50% FOR FISH (1g / 50 kg trọng lượng) trong 7 – 10 ngày.
Chúc bà con có một vụ mùa nuôi cá bội thu. Mọi người hãy tiếp tục theo dõi trang tin của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức xoay quanh việc chăn nuôi, phòng bệnh thủy sản nhé.