Trong quá trình chăn nuôi thì việc gà của bà con bị nhiễm các loại giun sán như giun tròn, sán dây là điều khó có thể tránh khỏi. Đây là 1 trong những loại bệnh rất phổ biến ở gia cầm nói chung và gà nói riêng ở mọi độ tuổi do nhiều nguyên nhân như thức ăn chăn nuôi có chất lượng kém, môi trường chăn nuôi không được vệ sinh và khử trùng tốt, hay người nuôi chưa thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh cho đàn gà,…
Mặc dù đây không phải là căn bệnh cấp tính và không có những biểu hiện quá rõ ràng bên ngoài, song về lâu về dài, nếu như giun sán được ủ lâu trong cơ thể gà thì chúng sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh, từ đó chúng sẽ khiến cho gà bị ốm yếu, khó hấp thụ và tiêu hoá thức ăn, từ đó gây ra chậm lớn, còi cọc. Và vì thế, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và hiệu quả kinh tế của đàn gà nuôi.
Vì vậy, bà con nên có những biện pháp phòng chống giun sán cho đàn gà nuôi để giảm thiểu những hậu quả không đáng có trong quá trình chăn nuôi.
Nguyên nhân, triệu chứng và bệnh tích của gà khi bị nhiễm giun sán
Nguyên nhân :
- Giun tóc: ký sinh ở diều, giun đũa: ký sinh ở ruột non, giun manh tràng – Heterakit.
- Sán lá gây bệnh cho gia cầm: E. Revolurum, E. miyagawai, E. para ultim, E. Robust…
Triệu chứng : Tổng đàn ủ rũ, còi cọc, tăng trọng chậm, phân đàn (con to, con nhỏ không đều). Gà thịt có biểu hiện thiếu máu. Gà đẻ bị giảm đẻ nhẹ.
Bệnh tích :
- Xác gà gầy, suy kiệt. Ruột (mề, diều, …) có nhiều giun – sán ký sinh, hình tròn, thoi, dẹt dài 6-15nm, có màu vàng ngà đến trắng vàng nhạt.
- Manh tràng bị viêm loét hoại tử và xuất huyết. Gan sưng to có tụ máu đen hoặc đỏ lốm đốm hoại tử.
Cách phòng và kiểm soát bệnh giun sán ở gà
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. Khống chế ruồi, muỗi, mạt bằng Cyperkiller.
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
- Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2; đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Kiểm soát bệnh bằng kháng sinh
- Tẩy giun – sán lần 1 lúc gà 30-40 ngày tuổi: Dùng Gendazel Vet liều 30ml/1000 con, pha nước uống.
- Tẩy giun – sán lần 2 lúc gà 60-70 ngày tuổi: Dùng Gendazel Vet liều 60ml/1000 con, pha nước uống.
Bước 3: Tăng sức đề kháng
- Amilyte: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ pha 1g/2lít nước uống.
- Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Tăng tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô pha 1g/1lít nước uống.
Các bước điều trị cho gà khi bị nhiễm giun sán
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi. Khống chế ruồi, muỗi, mạt bằng Cyperkiller.
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
- Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2. Đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Dùng kháng sinh
Dùng Gendazel Vet liều 1ml/10kg TT/ngày. Kết hợp với Moxcolis liều 1g/10kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
- Giải độc gan – thận cấp: Bằng Productive Hepato pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
- Chống xuất huyết, cầm máu và tạo máu: Bằng Super K100 pha 1ml/2 lít nước uống, cho uống liên tục đến khi hết triệu chứng.
Bước 4: Tăng sức đề kháng
- Productive Forte: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn pha 1g/1lít nước uống.