Đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng Tư với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho kinh tế nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. Theo thông báo của Tổng cục thống kê, nền kinh tế Việt Nam trong quý III/2021 đã đạt mức tăng trưởng âm. Thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức âm. Đây chính là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Tình hình GDP Việt Nam trong quý II/2021
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 nhưng thấp hơn nhiều tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,30%. Về sử dụng GDP quý II/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 6,05%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 29,81%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 28,53%
Tình hình kinh tế Việt Nam sau quý III/2021
GDP giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020
Số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020. “Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay”, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, GDP chỉ tăng trưởng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Theo bà Hương, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.
Nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Về tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết có hơn 90.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Tính trung bình một tháng, có đến 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
“Dịch COVID-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp”, bà Hương nhấn mạnh.
Báo cáo của Tổng cục thống kê cũng cho biết, tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong chiều ngược lại kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm ước đạt 242,65 tỷ USD. Như vậy tính chung 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,13 tỷ USD.
Những biến động về thị trường đến quý III/2021
Thị trường lao động Việt Nam trong 2021
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm quý III/2021, lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao nhất kể từ quý I/2020.
Tính chung 9 tháng năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,4 triệu người. Giảm 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý III/2021 ước tính là 43,2 triệu người, giảm 1,9 triệu người so với quý trước và giảm 3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 44,5 triệu người, giảm 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước, tương đương 2,4%.
Thị trường chứng khoán
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán 9 tháng năm nay ước tính đạt 292.000 tỷ đồng. Tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 24.042 tỷ đồng/phiên. Tăng 224% so với bình quân năm 2020. Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt đạt 10.948 tỷ đồng/phiên, tăng 5,3%; khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh. Đối với sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 207.171 hợp đồng/phiên, tăng 32%. Đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, khối lượng đạt 18,78 triệu chứng quyền/phiên, tăng 59%.
Tình hình lạm phát
Báo cáo cũng cho biết, CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung quý III/2021, CPI tăng 0,93% so với quý trước và tăng 2,51% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước. Tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021; tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.