• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Xanh 360
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Xanh 360
No Result
View All Result

Các biện pháp hữu ích để phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Lưu Huyền by Lưu Huyền
28/10/2021
in Phòng và trị bệnh thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Các biện pháp hữu ích để phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng
Các biện pháp hữu ích để phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Các biện pháp hữu ích để phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là một loại thủy sản rất dễ nuôi. Bạn có thể kết hợp nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng với một số các loại cá khác nhau. Điều này sẽ tạo nên môi trường sống giống với tự nhiên cũng như tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao năng suất. Khi nuôi tôm thẻ chân trắng hầu như không có chú ý gì nhiều ngoài việc biết cách phòng bệnh cho loại này. Để tôm thẻ chân trắng luôn khỏe mạnh thì người chăn nuôi cần phải theo sức khỏe của tôm thường xuyên để từ đó phát hiện mầm bệnh xử lý kịp thời.

Mục lục

  • Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng
  • Các dấu hiệu bệnh của tôm thẻ chân trắng
  • Áp dụng tổng hợp các biện pháp để hạn chế bệnh
    • Xử lý các loại chất thải
    • Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm
    • Dùng thuốc, hóa chất hợp lý phù hợp với tôm
    • Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên
    • Ngăn ngừa các nguồn bệnh kịp thời

Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là một dạng của tôm panđan của vùng đông Thái Bình Dương thường được đánh bắt hoặc nuôi làm thực phẩm. Tôm thẻ chân trắng là loài bản địa ở đông Thái Bình Dương từ Sonora ở México đến bắc Peru. Các nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng chủ yếu là Ecuador, Mexico và Brasil.  Tôm trưởng thành, giao phối, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn.

Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng
Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng

Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ. Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.

Các dấu hiệu bệnh của tôm thẻ chân trắng

Tôm thường bị bệnh và chết hàng loạt ở giai đoạn từ 25 đến 45 ngày. Khi chết bên ngoài ít có biểu hiện rõ ràng (tôm chết đẹp) hoặc màu sắc nhợt nhạt, ruột không có thức ăn, giải phẫu bên trong gan tụy bị teo. Loại vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus rất phổ biến trong môi trường nước lợ, mặn và trên tôm.

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus xâm nhập vào ao nuôi theo một số con đường: Nguồn nước, tôm giống, thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống và từ đáy ao nếu công tác tẩy dọn chưa tốt.

Áp dụng tổng hợp các biện pháp để hạn chế bệnh

Xử lý các loại chất thải

Dụng cụ thu hoạch, cách thu hoạch cần chú ý lây nhiễm giữa các ao: sử dụng dụng cụ thu hoạch riêng rẽ cho từng ao hoặc vệ sinh kỹ (giặt sạch, phơi ráo) trước khi sử dụng tiếp cho ao khác. Nước thải và chất lắng đọng phải được xử lý đạt yêu cầu trước khi thải ra ngoài môi trường xung quanh: Nếu cần phải thải ngay, phải để lắng và xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn hoặc có thể dùng cá (rô phi) thả nuôi trong ao xử lý nước thải, đây là phương pháp xử lý sinh học, sau một khoảng thời gian, kiểm tra các yếu tố môi trường đạt yêu cầu mới được thải ra môi trường ngoài.

Xử lý các loại chất thải
Xử lý các loại chất thải

Đối với bùn ao: Phải xử lý phù hợp bùn ao nuôi thủy sản sau thu hoạch bằng cách bùn được bơm, hoặc chở đến bãi xử lý chất thải cách xa khu vực nuôi.

Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh (Probiotic), giảm độ mặn nước ao nuôi xuống 15 – 20‰, quản lý tốt hệ phiêu sinh trong ao tức quản lý tốt màu nước ao.

Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm

Tránh lấy nước biển vào ao trong các ngày biến động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới vì khi đó mật độ Vibrio rong nước biển ven bờ có thể tăng lên nhiều lần so với bình thường. Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung một số sản phẩm như Vitamin C, A, E… vào thức ăn.

Chọn tôm giống sạch bệnh, đã qua kiểm dịch; Phòng tránh sự xâm nhập của virus vào ao bằng cách: làm tốt công tác tẩy dọn, vệ sinh trước và sau một vụ nuôi. Hạn chế hoặc tiêu diệt các sinh vật trung gian (cua, còng, tôm Hoang dã…) bằng các sản phẩm an toàn, sát trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi.

Dùng thuốc, hóa chất hợp lý phù hợp với tôm

Mô hình nuôi TTCT thâm canh phải áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp quản lý việc sử dụng thuốc và hoá chất: Chỉ sử dụng khi thật cần thiết, không lạm dụng; Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất được phép; Cần bảo quản thuốc, hóa chất đúng cách; Ghi chép cẩn thận mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc, hóa chất.

Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên

Cần theo dõi sức ăn của tôm. Đây được xem là một trong những dấu hiệu thể hiện rõ nhất tình trạng sức khỏe của tôm. Quan sát hoạt động của tôm trong ao. Biểu hiện của tôm vào sàng ăn. Các dấu hiệu cảm quan như tình trạng thức ăn trong ruột, các dấu hiệu bên ngoài khác…

Bên cạnh dó, theo dõi dấu hiệu lột xác để kiểm soát chặt chẽ độ kiềm của nước. Đảm bảo chất lượng nước để tôm phát triển tốt. Tăng trọng tối đa và hình thành vỏ mới sau mỗi lần lột xác. Đồng thời tăng khối lượng, chất lượng tôm trước khi thu hoạch.

Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên
Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên

Vệ sinh trang trại nuôi: Không xả rác, xả nước thải sinh hoạt. Không nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực nuôi. Sử dụng lưới ngăn chim cò, súc vật. Dụng cụ, trang thiết bị sử dụng riêng biệt cho từng ao. Chú ý vệ sinh của công nhân, kỹ thuật lao động khi chăm sóc tôm. Nhất là khi ao tôm có bệnh.

Ngăn ngừa các nguồn bệnh kịp thời

Cũng như nuôi tôm sú, nuôi tôm thẻ chân trắng cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh là chính. Phòng bệnh đúng cách sẽ giúp vụ nuôi thành công và giảm nguy cơ lây dịch bệnh ra cộng đồng. Hạn chế các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Ví dụ như biến đổi của các yếu tố thủy lý, thủy hóa; sự gia tăng của mầm bệnh trong ao.

Ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh từ nguồn giống không đảm bảo, chất lượng nước cấp không đạt yêu cầu. Ngăn ngừa quá trình xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài do vệ sinh ao nuôi, trang trại chưa phù hợp… Xử lý triệt để và có trách nhiệm khi bệnh xảy ra. Báo ngay đến cơ quan liên quan vấn đề bệnh để xử lý kịp thời, đúng cách. Phòng bệnh trong quá trình nuôi bao gồm: thực hiện tốt việc quản lý con giống, thức ăn; nguồn nước và theo dõi sức khỏe tôm nuôi.

Thả nuôi tôm đúng theo lịch thời vụ. Nhằm tránh mùa mà bệnh thường xuất hiện. Khi bệnh đã xảy ra, cần dùng thuốc sát trùng với nồng độ cao. Dùng Chlorine >70ppm diệt virus và sinh vật mang virus (tôm) trước khi thải ra môi trường. Điều này để hạn chế sự lây lan trên diện rộng. Lập tức báo ngay cho cơ quan quản lý thủy sản để được hướng dẫn và xử lý dập dịch.

Tags: Nuôi tôm thẻ chân trắngPhòng bệnh cho tômTôm thẻ chân trắng
Previous Post

Hướng dẫn cách phòng chống bệnh giun sán để tránh thiệt hại cho đàn gà nuôi

Next Post

Phòng trị bệnh trùng bánh xe và nấm thủy mi ở cá

Next Post
Phòng trị bệnh trùng bánh xe và nấm thủy mi ở cá

Phòng trị bệnh trùng bánh xe và nấm thủy mi ở cá

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Định

    Đến Nam Định, đừng bỏ lỡ 8 đền chùa mang nét đẹp lịch sử

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cát-xê Ngôn Thừa Húc bất ngờ tăng cao sau nhiều năm làm nghệ thuật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao nhà nông nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Con gái út Harper lớn phổng phao và xinh đẹp khi lên 10

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những điểm thu hút khách du lịch đến với quốc đảo Singapore

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Du lịch vùng Tuscany – Vùng đất lãng mạn và đầy quyến rũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn phương pháp nuôi gà con tại nhà hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Làm sao để nuôi chim cút cho giá trị kinh tế cao?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bỏ túi những kỹ thuật trồng đậu đỏ đạt hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cua sống ngâm tương – Món ăn yêu thích của người Hàn nhưng khiến du khách “sợ hãi”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In