Đối với những đàn gà nuôi thì tụ huyết trùng là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm. Căn bệnh này khiến cho sức khoẻ của đàn gà bị suy giảm đi rất nhanh chóng. Không những thế, với tính chất lây lan mạnh trong một thời gian ngắn ra các cá thể khác trong đàn, căn bệnh tụ huyết trùng khiến cho tỷ lệ chết đàn ở mức rất cao.
Đối với những hộ nông dân chuyên chăn nuôi gà với số lượng lớn, hay nuôi những giống gà có giá trị cao như gà chọi, gà tre,… thì căn bệnh truyền nhiễm này là một tác nhân gây ra thiệt hại về kinh tế rất nghiệm trọng. Vì thế, nhanh chóng nhận biết được các triệu chứng bệnh và xử lý kịp thời sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất để các hộ nông bảo vệ đàn gà nuôi của mình.
Hiểu đúng về bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà, hay còn gọi là bệnh toi gà theo cách gọi của người xưa, là 1 căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm ở gia cầm, đặc biệt là gà. Chúng gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết dưới da, tổ chức liên kết dưới da, niêm mạc, gan,… Từ những tổn thương đó, căn bệnh này khiến cho gà nhanh chóng bị xuất huyết và tử vong đột ngột không lâu sau đó nếu rơi vào tình trạng cấp tính. Chính vì thế mà căn bệnh toi gà này là nỗi ám ảnh của các hộ chăn nuôi gia cầm từ xưa tới nay. Theo thống kê thì ở Việt Nam tỷ lệ gà chết khi mắc bệnh này lên tới 90%.
Bệnh tụ huyết trùng thường bùng phát vào thời điểm những ngày mưa có độ ẩm cao. Thời điểm thời tiết giao mùa bệnh rất dễ bùng phát. Là một bệnh nguy hiểm đối với gà, nếu không điều trị kịp thời bệnh tụ huyết trùng gây tỉ lệ chết cao, làm thiệt hại lớn về kinh tế. Do đó bà con phải nắm được thông tin về bệnh để có biện pháp phòng trị tốt nhất.
Những nguyên nhân phổ biến khiến gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng
- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi trùng Pasteurella multocida gây ra
- Xảy ra ở tất cả các lứa tuổi ở gà, bệnh có tỉ lệ chết cao, gà chết đột tử.
- Bùng phát trong điều kiện mưa, độ ẩm cao, dễ bị tiêu diệt trong điều kiện không khí khô, nóng.
- Ở điều kiện bình thường nếu sức đề kháng của gà tốt sẽ tự kháng bệnh được, nhưng nếu gà giảm sức đề kháng, hoặc bị mắc bệnh như cảm vì rất dễ bị vi khuẩn này xâm nhập và phát bệnh
- Con đường lây lan: Bệnh lây từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh thông qua hô hấp và tiêu hóa.
Cách phân biệt các triệu trứng và cấp độ của bệnh tụ huyết trùng
Bệnh tụ huyết trùng tồn tại ở 3 thể và ở mỗi thể có một biểu hiện khác nhau :
Thể quá cấp tính :
- Gà chết rất đột ngột có khi không để lại triệu trứng gì, có khi đang ăn thì lăn ra chết. Nếu chú ý chỉ thấy con vật ủ rũ cao độ, và lăn ra chết sau 1-2 giờ.
- Gà thường chết đột ngột, da tím bầm
- Có trường hợp mũi miệng có máu và nước nhờn
- Tích sưng căng phồng
Thể cấp tính:
- Xảy ra phổ biến, gà bị sốt cao từ 40-42 độ C
- Gà ủ rũ, lông xù, bỏ ăn và đi lại chậm chạp
- Mũi, miệng chảy ra nước nhớt có bọt lẫn máu đỏ sẫm, gà có thể đi ỉa phân lỏng màu nâu socola
- Mào, yếm tím bầm do tụ máu và bị chết do ngạt thở
Thể mạn tính:
- Ở thể mạn tính gà không bị chết ngay mà sẽ bị phá hủy nhiều cơ quan phủ tạng và chết dần.
- Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là bệnh tích sưng… Có hiện lượng khó thở có tiếng ran ở khí quản.
Cách bước để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Để điều trị bệnh có hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh
- Khi bùng phát bệnh dịch cần sát trùng tiêu độc thường xuyên 1-2 lần/tuần. Sát trùng tiêu độc thường xuyên chuồng trại bằng IOGUARS hoặc BESTAQUAM-S liều dùng 2-4ml/1 lít nước. Phun trực tiếp vào khu vực đang chăn nuôi.
- Phun xịt khử trùng xung quanh chuồng trại chăn nuôi định kỳ bằng thuốc ULTRAXIDE liều 4-6ml/lít nước
- Xử lý gà chết, lọc gà ốm, gà khỏe mạnh ra riêng để tiện chăm sóc và điều trị. Đối với gà khỏe mạnh phải nhốt riêng, chăm sóc bằng thức ăn, nước uống đầy đủ có bổ sung thêm các vitamin và điện giải.
Bước 2: Dùng thuốc kháng sinh
Có thể dùng các thuốc sau đây điều trị bệnh tụ huyết trùng :
- Steptmycin lọ 1g pha với nước tiêm 5-10kg thể trọng.
- Ampi-steptol tiêm 1ml/5kg.
- Chlotetradexa: tiêm 1ml/5kg.
- Genta – tylo: tiêm 1ml/1kg.
- Genta-costrim uống 1g trộn với 1kg thức ăn.
- C.N.D tiêm 1ml/2kg
- Lincolis-plus: 1g/1,5-2 lít nước uống
- S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng
- Chlortetracycline 40mg/kg thể trọng gà.
Lưu ý: Mỗi một địa phương sẽ có nhiều hãng thuốc phân phối khác nhau. Vì vậy nếu bà con tìm không được loại thuốc như trong bài thì bà con có thể nhờ bác sĩ thú y tại địa phương đó tư vấn cho loại thuốc tương ứng
Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa
Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung các vitamin, các chất điện giải sau:
- Bổ sung các vitamin, điện giải, giải độc, vitamin K để chống xuất huyết như: AMILYTE hoặc UNISOL 500 hoặc VITROLYTE liều 1-2g/lít nước uống. Dùng cho tới khi khỏi bệnh
- Bổ sung các chất giải độc và tăng cường chức năng gan-thận như: SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1-2ml/lít nước
Các cách phòng bệnh tụ huyết trùng gà hữu hiệu nhất
Để tránh thiệt hại do bệnh tụ huyết trùng gây ra trên gà cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh:
- Không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu vực chuồng trại đang chăn nuôi. Khi mua giống mới cần có khu vực nuôi riêng cách ly sau thời gian an toàn mới cho vào nuôi chung với đàn. Thời gian cách ly khoảng 7-10 ngày.
- Định kỳ cho phòng liều kháng sinh nhẹ: Tetracilin 250g/tấn thức ăn; hoặc Furazolidon 300g/tấn thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày
- Tiêm vaccin tụ huyết trùng cho gà.
- Phun thuốc sát trùng định kỳ trong khu vực chăn nuôi và xung quanh chuồng trại. Xem thêm bài viết: quy trình sát trùng chuồng trại