Trong mô hình chăn nuôi gà làm kinh tế, đặc biệt là những mô hình chăn nuôi với số lượng đàn lớn, để quá trình chăm sóc đàn gà diễn ra một cách thuận lợi và đạt kết quả cao nhất thì người nuôi phải am hiểu và biết cách phòng ngừa những căn bệnh dễ mắc phải ở gà. Một trong số những căn bệnh thường gặp gây ra thiệt hại lớn cho đàn gà nuôi chính là loại bệnh có tên APV.
Bệnh APV được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào cuối năm 1970. Ban đầu loại bệnh này chỉ được phát hiện trên giống gà tây. Tuy nhiên sau đó người ta tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy bệnh APV còn có ở các giống gà khác nữa.
Từ trước tới nay, khi nhận thấy những biểu hiện lạ ở gà như sưng phù đầu, mặt và mắt, thì người nuôi thường chỉ nghĩ ngay tới các loại bệnh do vi khuẩn E.Coli gây ra. Tuy nhiên trong thực tế chăn nuôi cho thấy, có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc gà bị sưng phù ở vùng đầu, và một trong những nguyên nhân đó là do virus APV gây ra. Chính vì vậy, việc người nuôi nắm vững được kiến thức và có thể xác định đúng triệu chứng của bệnh APV gây ra trên gà sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình phòng và xử lý loại bệnh này.
Cách nhận biết bệnh APV ở gà
Nguyên nhân : do Avian pneumovirus gây bệnh trên đường hô hấp cho gà ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao, có thể lên tới 100%. Tỷ lệ chết tùy thuộc vào bệnh kế phát.
Các triệu chứng của bệnh APV trên gà :
- Thời gian ủ bệnh khoảng 3 ngày, khi mới nhiễm bệnh gà gần như không có biểu hiện nào rõ rệt, tỷ lệ chết thấp.
- Gà biểu hiện run đầu, phù vùng da đầu, mặt, mắt. Gà thở nhanh, khó thở, ho, âm rale, chảy nước mắt, mũi, mắt híp, gầy yếu, đầu lắc, vẹo cổ, đi lại khó khăn.
- Giảm tỷ lệ đẻ 5-30%, giảm tỷ lệ ấp nở 5-10%. Buồng trứng vỡ, teo, biến dạng. Chất lượng vỏ trứng giảm: nhạt màu hơn, vỏ mỏng, dễ vỡ, dị dạng…
Các biện pháp phòng ngừa bệnh APV
Bệnh APV là do virus nên không có thuốc nào có thể giúp tiêu diệt được mầm bệnh trong cơ thể gà. Chúng ta chỉ có thể dùng các biện pháp sau để kiểm soát bệnh:
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
- Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2; đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Chủng vaccine
- Sử dụng vaccin là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
- Chủng vaccine APV theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bước 3: Tăng sức đề kháng
- Oresol Plus+: Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng, pha 2-3g/1lít nước uống.
- Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Tăng tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô, pha 1g/1lít nước uống.
Các bước xử lý khi gà mắc bệnh APV
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Trong chuồng: Đảm bảo độ thoáng, giảm mật độ gà/m2. Tiêu độc toàn chuồng bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 1-2 lần/ngày.
- Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2; đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Xử lý nguyên nhân
- Kích thích tăng Interferon bằng AuraShield L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày.
- Khuyến cáo: Khi đàn gà phục hồi hoặc khỏe mạnh trở lại cần chủng vaccine APV theo lịch trình.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
- Hạ sốt, giảm đau, thông khí quản và kích thích miễn dịch: Bằng Arolief pha 1ml/10 lít nước uống, dùng liên tục đến khi hết triệu chứng.
- Giải độc gan – thận cấp: Bằng Productive Hepato pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bước 4: Tăng sức đề kháng
- Productive Forte: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1lít nước uống.
Bước 5: Kiểm soát kế phát
Dùng Pulmusol liều 1g/35kg TT/ngày. Kết hợp Giuse OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.