Đối với gà mái đẻ, chúng thường có sức đề kháng yếu hơn. Chính vì vậy mà người nuôi cần quan tâm, chăm sóc cũng như phòng trị bệnh cho gà đẻ một cách hiệu quả hơn. Phòng bệnh cho gà đẻ trứng làm sao để hiệu quả cũng đang là mối bận tâm của nhiều hộ chăn nuôi. Sau đây là bài viết của chúng tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp chăm sóc cũng như là phòng bệnh cho gà đẻ trứng mà người nuôi có thể tham khảo. Việc phòng ngừa bệnh cho gà cực kỳ là quan trọng trong chăn nuôi. Và việc phòng ngừa bệnh sẽ giúp cho gà phát triển khỏe mạnh hơn. Đồng thời giúp cho gà đẻ tránh được những căn bệnh nguy hiểm.
Chuẩn bị thức ăn và nước uống phù hợp
Cho uống nước trà: Thường xuyên cho gà mẹ uống nước trà có thể phòng trị bệnh thiếu máu. Đồng thời nâng cao năng suất đẻ trứng của gà. Lá trà phải được ngâm vào nước sôi, tốt nhất là ngâm trong bình kín. Sau khi ngâm khoảng 30 – 60 phút mới cho gà uống. Mỗi ngày cho uống từ 1 – 2 lần. Nếu có điều kiện có thể cho gà uống thêm dung dịch sắt sunfat nồng độn 1%. Điều này để bổ sung chất kích thích tăng trưởng cho gia cầm.
Cho gà mẹ ăn bí đỏ: Dùng bí đỏ làm phụ liệu thức ăn cho gà mẹ có thể khiến sản lượng trứng gia tăng rõ rệt. Trứng to hơn và tỉ lệ trứng nở cũng cao hơn. Đồng thời rút ngắn thời kỳ ngừng sinh sản của gà.’
‘Bỏ túi’ phương pháp cho ăn hiệu quả
- Cho ăn sống: Thái bí đỏ sống thành từng miếng vuông khoảng 0,5 – 1 cm. Sau đó đợi cho đến khi gà ăn no thức ăn thô khác được khoảng 7 – 8 phần thì đổ bí đỏ thái miếng đó vào máng ăn của gà
- Cho ăn chín: Bí đỏ cắt nhỏ. Ninh nhừ rồi trộn vào thức ăn thô của gà với một lượng vừa phải
- Cho gà ăn mật ong tươi: Thời kỳ gà đẻ đổi lông, mỗi ngày cho mỗi con ăn khoảng 1 gam mật ong tươi. Gà đẻ sau khi hồi phục tỉ lệ đẻ trứng có thể tăng lên khoảng 10%
Tiêm vaccine phòng bệnh cho gà đẻ trứng
Để phòng bệnh cho gà đẻ trứng hiệu quả thì bà con cũng không nên quên việc tiêm phòng cho gà. Điều này sẽ giúp gà phòng ngừa bệnh tốt hơn. Đặc biệt là đối với những bệnh dịch nguy hiểm vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Khi tiến hành tiêm phòng vaccine bà con cần căn cứ vào ngày tuổi của gà mà chọn loại vaccine cho thích hợp. Ngoài ra không nhất thiết là phải tiêm phòng hết các loại vaccine; mà bà con cần dựa vào tình hình dịch bệnh mà chọn vaccin phù hợp.
Chuẩn bị sẵn sàng để tránh stress nhiệt cho gà đẻ
Để tránh hoặc quản lý stress nhiệt đúng cách, chúng ta bắt buộc phải biết được nguyên nhân gây ra stress. Nhiệt độ cơ thể bình thường của gà đẻ là khoảng 40°C. Gà mái thích nghi với nhiệt độ môi trường từ 18°C đến 24°C. Khi nhiệt độ tăng trên 32°C thì hậu quả nghiêm trọng hơn do stress nhiệt sẽ xảy ra.
Trong một nghiên cứu, người ta chứng minh stress nhiệt có liên quan đến việc giảm 31,6% hệ số chuyển hóa thức ăn. Nó giảm 36,4% năng xuất trứng và giảm 3,41% khối lượng trứng; theo một bài báo đánh giá từ Đại học Purdue và Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp USDA.
Các hậu quả khác của stress nhiệt như tăng lượng nước uống vào sẽ dẫn đến phân ướt và trứng bị bẩn. Đồng thời giảm chức năng miễn dịch. Và có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin.