Chim bồ câu Pháp là một trong những giống chim được nhiều người nông dân lựa chọn nuôi bởi bởi vì nuôi loại chim này không mất quá nhiều chi phí đầu tư mà giúp đem lại nguồn thu nhập khá cao. Bồ câu Pháp vốn được biết đến là loài chim có giống chuyên thịt nổi tiếng và một năm có thể đẻ lên đến 8-9 lứa. Nói đến đây bạn đọc cũng có thể hiểu được lý do nuôi loài chim kinh tế đến vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp như cách chọn giống, hướng dẫn và một số lưu ý khi làm lồng nuôi nhé!
Đôi nét về bồ câu Pháp
Bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng. Trọng lượng lớn hơn giống chim truyền thống của Việt Nam. Mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa. Trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta. Tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

Kỹ thuật chọn giống chim bồ câu Pháp
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu như chim khỏe mạnh, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật.
Bà con nên mua loại chim giống đạt từ 4 – 5 tháng tuổi. Lúc đó Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
Hướng dẫn làm lồng nuôi
Chim bồ câu nuôi kiểu công nghiệp được nuôi nhốt hoàn toàn trong các lồng nuôi. Kích thước lồng nuôi như sau: chiều cao 50cm, chiều sâu 60 cm, chiều rộng 50 cm. Hoặc kích thước tất cả các chiều cao – rộng – sâu đều là 50 cm. Vật liệu làm lồng nuôi có thể làm bằng tre, gỗ hay lưới sắt,…
Hiện nay đa số các trại nuôi bồ câu đều chọn lồng sắt inox để nuôi bồ câu. Ngoài lồng nuôi chim, bà con cần trang bị thêm máng ăn, máng uống, ổ đẻ,…cho chim bồ câu; các dụng cụ nuôi chim này hiện nay đều có bán trên thị trường. Nếu có đủ vốn để đầu tư bà con có thể làm máng ăn, máng uống tự động, hệ thống dọn phân tự động, như vậy sẽ không mất nhiều nhân công để chăm sóc và vệ sinh chuồng nuôi chim bồ câu.

Lưu ý khi xây dựng chuồng nuôi
- Chuồng nuôi chim bồ câu Pháp nhất định phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ, khô ráo và sạch sẽ. Xây chuồng cao vừa phải, quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt,…
- Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
- Muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ. Nhất là cám tổng hợp.
- Để nâng cao năng suất sinh sản của bồ câu, người nuôi phải chú ý soi xem trứng có phôi không để chim ấp. Tránh lãng phí thời gian ấp không có phôi. Với những cặp chim khéo nuôi có thể ghép chim non.
- Để phòng tránh dịch bệnh ch chim bồ câu; nên định kỳ vào vắc xin và tẩy giun.
Cách đặt các lồng chim bồ câu
Cách đặt các lồng nuôi chim bồ câu như sau: Chiều cao đặt các lồng nuôi có thể cao từ 2 -3 m, với chiều cao này có thể xếp được 3 tầng lồng nuôi, mỗi tầng cách nhau 5 – 10 cm, ở giữa các tầng đặt các tấm bìa cát tông hoặc tấm nhựa để hứng phân chim. Trong cùng một tầng có thể xếp 2 hàng lồng cạnh nhau, Các lồng nuôi đặt cách mặt đất từ 30 – 50 cm so với nền chuồng. Cứ 100 lồng nuôi cần diện tích khoảng 60 m2.