Bệnh Marek ở gà là một căn bệnh gia cầm được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1906 bởi một nhà khoa học, bác sĩ thú y người Hungary có tên József Marek. Ban đầu căn bệnh Marek chỉ được vị bác sĩ này xác định là một chứng viêm đa dây thần kinh. Phải rất lâu sau đó, vào năm 1926, ông mới tìm ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh này là do virus.
Ở Việt Nam, căn bệnh Marek ở gà lần đầu được ghi nhận là vào năm 1978. Khi đó căn bệnh này được gọi với nhiều cái tên như teo chân gà, hội chứng khối u, hay ung thư gà,… Bệnh này không thể lây sang người, nhưng đối với gà thì nó rất dễ lây lan thành dịch và vô cùng nguy hiểm. Sự nguy hiểm của bệnh Marek thể hiện ở chỗ, loại bệnh này có thời gian ủ bệnh rất lâu (lên tới 2 tháng) và khó phát hiện. Và, một khi virus đã xâm nhập vào cơ thể gà thì chúng sẽ tồn tại gần như là mãi mãi. Thậm chí tới thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị để điều trị căn bệnh này trên gà.
Vì vậy, việc người nuôi phát hiện ra bệnh và có các biện pháp phòng chống nhanh chóng cho đàn gà nuôi là điều vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con từng bước xử lý bệnh Marek một cách hiệu quả.
Nguyên nhân, triệu chứng và bệnh tích của bệnh Marek là gì ?
Nguyên nhân : bệnh gây ra bởi Herpesvirus, thuộc họ Herpesviridae. Virus trưởng thành có ở lớp biểu mô nang lông. Từ đây chúng được phóng thích vào trong môi trường và lây nhiễm qua đường hô hấp.
Những biểu hiện của bệnh Marek ở gà :
- Chân, cánh từ bán liệt chuyển sang liệt hẳn. Một chân đưa về trước và một chân đưa về phía sau.
- Mống mắt có màu xám, con ngươi không đều, sức nhìn giảm.
- Da ở xung quanh nang lông sưng gồ lên (bướu ở nang lông).
- Gà thở khó, thở nhanh, yếu ớt khi khối u thần kinh và u phổi xuất hiện.
- Giảm tăng trọng do liệt, không ăn uống, xác gầy.
Các biểu hiện bệnh tích :
- Xác chết gầy.
- Da xung quanh nang lông sung, gồ ghề (bướu ở nang lông).
- Khối u lan tràn màu trắng xám ở gan, lách sưng to bất bình thường, nhạt màu, bở.
- Khối u ở dạ dày tuyến làm lỗ tuyến tù lại không rõ, u thành ruột sẽ làm thành ruột dầy lên. Tổ chức cơ xuất hiện các khối u, mặt cắt khối u có màu trắng xám.
- Dây thần kinh đùi sưng lớn và không còn các nếp nhăn. Khối u ở bệnh Marek không có ranh giới rõ ràng với tổ chức bình thường và lát cắt khô, không đều màu.
Các bước giúp bà con phòng bệnh Marek cho đàn gà
Bệnh Marek không lây qua trứng, nhưng lại lây qua vỏ trứng, môi trường ấp nở ở lò ấp. Bệnh Marek không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, công tác vệ sinh, sát trùng trứng ấp, lò ấp là hết sức quan trọng. Kiểm soát bệnh bằng các biện pháp sau:
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
- Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2; đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Chủng vaccine
- Sử dụng vaccin là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
- Chủng vaccine Marek theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bước 3: Tăng sức đề kháng
- Oresol Plus+: Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng, pha 2-3g/1lít nước uống.
- Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Tăng tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô pha 1g/1lít nước uống.
Chi tiết các bước xử lý khi gà bị mắc bệnh Marek
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất là dùng các loại thuốc bổ trợ để trợ sức, trợ lực và tăng sức đề kháng để chống đỡ bênh bằng:
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Trong chuồng: Đảm bảo độ thoáng, giảm mật độ gà/m2. Tiêu độc toàn chuồng bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 1-2 lần/ngày.
- Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2; đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Tăng sức đề kháng
- Productive Forte: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1lít nước uống.
Bước 3: Kiểm soát kế phát
Dùng Giuse OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Hoặc Enroflon 10% Oral liều 1ml/10kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.