Bệnh cầu trùng là một trong những bệnh lý thường gặp khi người nông dân nuôi heo. Đây là một căn bệnh xảy ra do một loại ký sinh trùng siêu nhỏ mang tên Isospora. Bệnh thường gặp ở heo con với độ tuổi mắc bệnh thay đổi, tùy thuộc vào từng chủng khác nhau. Khả năng nhiễm cầu trùng của heo cao đến mức cứ 5 con thì có 1 con heo bị nhiễm bệnh. Mặc dù tỷ lệ chết của heo do bệnh gây ra không lớn, song do bệnh cầu trùng thường đi kèm với các bệnh lý khác nên khả năng tử vong khi heo mắc bệnh vẫn rất cao. Tuy nhiên, may mắn là ký sinh trùng này chỉ phát sinh trong đường ruột.
Khi mắc bệnh, heo thường có biểu hiện bỏ ăn, mệt mỏi, đi ngoài nhiều lần và đi ra phân lỏng có kèm chất nhầy. Thậm chí, heo còn có thể bị xuất huyết tiêu hóa, đặc biệt là xuất huyết ở ruột non và đi ngoài ra máu. Do đó, khi thấy những triệu chứng này, bà con cần ngay lập tức triển khai các biện pháp phòng và chống bệnh.
Tìm hiểu chung về bệnh cầu trùng ở heo
Mầm bệnh cầu trùng heo gồm có 3 loại. Loại 1 tên là Isospora, gây bệnh chủ yếu cho heo con từ 7-21 ngày tuổi. Đa phần trong thực tế heo mắc bệnh cầu trùng là do Isospora suis gây ra. Loại 2 tên là Eimeria. Heo con từ 1-3 tháng tuổi thường mang mầm bệnh này trong cơ thể. Nhưng hầu như chúng không có biểu hiện triệu chứng gì ra ngoài. Loại 3 tên là Cryptosporidia, hầu như không thấy gây bệnh cho heo.
Tỷ lệ heo mắc bệnh cầu trùng lên đến 20%. Nhưng nếu kế phát các bệnh khác thì tỷ lệ chết còn cao hơn nhiều. Bệnh tích do cầu trùng gây ra cho heo chỉ nằm trong phạm vi niêm mạc ruôt.
Nguyên nhân heo nhiễm cầu trùng
Cầu trùng là những ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ. Muốn thấy chúng phải xem dưới kính hiển vi. Các loài cầu trùng đều có hai giai đoạn phát triển.
- Giau đoạn noãn nang: Noãn nang được bài xuất ra ngoài theo phân. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, mỗi noãn nang sẽ phát triển thành dạng noãn nang cảm nhiễm. Nghĩa là heo ăn phải sẽ nhiễm cầu trùng.
- Giai đoạn ký sinh trong cơ thể heo: Vào cơ thể vật chủ, noãn nang cảm nhiễm vỡ ra. Chúng giải phóng các bào tử thể. Các bào tử thể này sẽ phá hoại niêm mạc ruột của heo. Các giai đoạn phát triển của cầu trùng rất phức tạp, thực hiện trong tổ chức nhung mao. Còn lớp cơ tiếp giáp với nhung mao ruột, gây tổn thương cho tổ chức ruột.
Các dấu hiệu cho thấy heo đã bị bệnh cầu trùng
Heo mệt mỏi toàn thân, thường rúc mình vào chất độn, bỏ ăn, hay nằm uể oải. Nhu động ruột tăng lên, heo đi phân nhiều lần hơn. Phân thoạt đầu hơi lỏng kèm theo một ít chất nhầy. Về sau phân loãng có nhiều chất nhầy hơn. Heo ốm kém sinh trưởng và phát dục, viêm xuất huyết niêm mạc ruột non và ruột già. Heo có thể đi tiêu ra máu.
Hướng xử lý và phòng ngừa bệnh
Phương pháp chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng kể trên. Khi phát hiện ra những dấu hiệu này, bạn cần chuẩn bị các biện pháp chữa trị như sau:
- Xử lý heo đang bệnh bằng cách cho heo uống Toltrazu (1ml/con, liên tục 3 ngày).
- Xử lý môi trường chăn nuôi heo bằng cách tiêu độc sàn chuồng heo con, sưởi ấm heo.
Để phòng ngừa bệnh cầu trùng ở heo, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Nuôi heo theo đúng quy trình.
- Thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Cho heo con uống các loại thuốc nêu trên khi heo được 3 ngày tuổi.
- Vệ sinh chuồng trại, ủ ấm cho heo con