Để phát triển nông nghiệp bền vững cần phải tìm ra những phương pháp mới, điển hình là mô hình nuôi cá trong ruộng lúa mang lại nhiều ưu điểm và hiệu quả. Đối với mô hình nuôi cá trong ruộng 1 vụ sẽ giúp bà con tăng năng suất và thu nhập trên cùng một diện tích và có thể tận dụng thức ăn chăn nuôi cũng như là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp thả cá ở mật độ thấp. Để nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi cá trong ruộng 1 vụ thì bà con cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể sau:
Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa và những điều cần biết
Phương pháp độc canh (chỉ trồng lúa hoặc chỉ nuôi cá) là phương pháp mà ai cũng biết và cũng làm. Nhưng để tăng hiệu quả kinh tế và đa dạng sản phẩm nông nghiệp hơn; người ta đã tìm đến mô hình nuôi cá trong ruộng lúa. Một hình thức nuôi kết hợp lúa – cá khá độc đáo và đem lại hiệu quả cao.
Kết quả cho thấy rằng mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa này đem lại nhiều lợi ích. Bên cạnh đó giúp đạt năng suất lúa cao hơn. Đặc biệt nông dân sẽ tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu diệt cỏ. Vì cá sục bùn tìm mồi ở đáy sẽ góp phần làm công việc diệt côn trùng, sâu bệnh hại. Phân cá thải ra cũng là nguồn phân bón hữu cơ cho lúa.
Không những đem lại năng suất lúa mà cá cũng được nuôi tốt. Trồng lúa góp phần cung cấp thức ăn cho cá, lúa rụng cũng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cá. Cá nuôi ở ruộng sẽ chỉ sử dụng thức ăn từ thiên nhiên nên nông dán tiết kiệm chi phí, cá phát triển tốt.
Thiết kế ruộng nuôi cá
– Gia cố bờ bao đảm bảo chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất hàng năm; cánh đồng không có bờ bao, hoặc bờ thấp phải chủ động đăng, lưới chắn cá.
– Ngay sau khi thu hoạch lúa, thực hiện bón phân (phân chuồng, hoặc phân đạm) để tăng lượng thức ăn tự nhiên trong ruộng.
– Thiết kế ao trữ cá (ở vị trí rốn trũng của cánh đồng) để chủ động đủ lượng cá giống cỡ lớn. Đồng thời ao trữ cá còn là nơi trú ẩn khi nắng nóng kéo dài. Tích cá khi thu hoạch, hoặc nuôi lưu cá chưa đạt cỡ thương phẩm sang năm sau.
Tiêu chuẩn cá giống và mật độ thả
– Tiêu chuẩn cá giống: Chọn giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn; kích cỡ đồng đều, không bị xây xát, không mang mầm bệnh.
– Kích cỡ giống: Để đàn cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng thương phẩm lớn, nâng cao giá trị thì cá giống càng lớn càng tốt, tối thiểu >15cm.
– Mật độ thả: 0,3 – 0,5 con/m2. Cơ cấu giống: Trắm cỏ 15%, Chép lai 15%, Trôi 35%, Vược 10%, Mè 20%, Nheo và Trắm đen 5%. Đối với ruộng có nhiều cỏ thì tăng cơ cấu cá trắm cỏ. Nếu ruộng nhiều động vật đáy (ốc, trai,…) thì tăng cơ cấu cá trắm đen để nâng cao hiệu quả.
– Thời vụ thả giống: Chủ động tích nước đến khi mực nước sâu nhất đạt trên 1,2m tiến hành thả giống. Thời gian thả vào sáng sớm, hoặc chiều mát.
Thức ăn và cách chăm sóc
– Việc bổ sung thức ăn quyết định đến năng suất nuôi hàng ngày cần bổ sung thức ăn tinh (cám ngô, khoai, sắn) từ 2-3% trọng lượng đàn cá. Định kỳ 15-20 ngày bổ sung từ 10-15kg/100m2 phân chuồng tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Thả bổ sung bèo tấm, bèo hoa dâu trong ruộng.
– Tăng cường kiểm tra bờ bao, đăng chắn, cống thoát đảm bảo an toàn khi mưa bão.
Thu hoạch vụ nuôi
Khi kết thúc vụ nuôi, tháo cạn nước trên ruộng để rút cá vào ao trữ và tiến hành thu hoạch.