Không chỉ ảnh hưởng đến đà phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước. Đại dịch Covid-19 diễn ra trong những tháng gần đây đang tạo nên những “kỷ lục” buồn đối với ngành sản xuất và kinh doanh ô tô tại Việt Nam. Lần đầu tiên nhiều nhà máy sản xuất, cửa hàng kinh doanh phải tạm dừng hoạt động để phòng dịch. Nhận thấy sự khó khăn đó, VCCI đề nghị nên nới thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước của kỳ tính thuế năm 2021 thêm 3 tháng. Để phần nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô.
VCCI đề xuất nới lỏng thời hạn nộp thế tiêu thụ đặc biệt

Góp ý với Bộ Tài chính về dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc gia hạn này sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước thêm nguồn lực tài chính. Để xoay vòng vốn, duy trì sản xuất và người lao động có việc làm.
Trước đó, trong dự thảo, Bộ Tài chính đề nghị chỉ nới thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này tới hết năm 2021. Ngoài gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính đánh giá, tính toán tác động và nghiên cứu việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước. Trước thông tin này, nhiều đại lý ôtô tại miền Bắc đã tư vấn khách hàng sắp được giảm loại phí này để “đẩy” hàng.
Theo VCCI, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước ngoài đóng góp rất lớn cho ngân sách. Thông qua các loại thuế, phí; còn tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trực tiếp. Dẫn dắt ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.
Việt Nam đang tạo điều kiện cho nghành sản xuất ô tô phát triển
Việc duy trì sản xuất ôtô tại Việt Nam cũng là cơ hội cho chuyển giao dần các công nghệ đa dạng, tiên tiến liên quan đến công nghiệp ôtô. Bên cạnh đó, nhu cầu sản xuất mới, sửa chữa các phương tiện phục vụ cho an ninh; quốc phòng với số lượng khá lớn. Và đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật ngày càng cao. Chỉ có ngành công nghiệp ôtô phát triển mới có thể đáp ứng được.
Đợt dịch thứ 4 bùng phát. Khiến lượng xe bán ra 8 tháng đầu năm của các hãng giảm khoảng 13% so với 2019 – khi chưa có dịch. Thậm chí nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức giảm doanh số trên 60%. Sang tháng 9, tình hình tiêu thụ xe khả quan hơn. Song vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 2020.
Năm 2020, chính sách này được thực hiện cho các kỳ tính thuế tháng 3-10/2020. Tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2020 của các doanh nghiệp trong diện này là hơn 19.256 tỷ đồng. Số tiền này sau đó đã được các doanh nghiệp nộp đủ vào ngân sách.
Thị trường ô tô tại Việt Nam “lao dốc”

Cụ thể, sáng 11/9 Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã báo cáo doanh thu bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 8/2021. Theo đó kết quả đạt 8.884 xe, giảm 45% so với tháng trước. Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp ô tô sụt giảm về doanh số. Và cũng là tháng có doanh số kỷ lục thấp nhấp trong lịch sử của thị trường kinh doanh ô tô Việt Nam; kể từ năm 2015 đến nay.
Trong tổng doanh số trên, có 6.231 xe du lịch, giảm mạnh 40%; 2.344 xe thương mại, giảm đến 55% . Và 309 xe chuyên dụng, giảm khoảng 33% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng của năm 2021, các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 175.400 xe các loại; giảm xuống 13% so với 2019 (thời điểm chưa có dịch COVID-19). Trong đó, xe ô tô du lịch đạt 121.549 xe, giảm 18%; xe thương mại đạt 50.034 xe; giảm 2% và xe chuyên dụng đạt 3.817 xe, tăng 1%