Hiện nay, khi mà thực trạng đô thị hóa ngày càng phát triển, kèm theo đó là chất lượng thực phẩm của con người phải càng được đảm bảo nhiều hơn. Khi mà các loại rau bẩn, rau không chất lượng có mặt trên thị trường. Thì những người nông dân phải tạo ra một phương pháp mới chất lượng hơn. Trồng rau thủy canh là một trong những phương pháp trồng rau không cần đất được mọi người lựa chọn. Khi mà hiện nay dân số ngày một tăng, đời sống được nâng cao, đất đai dần trở lên khan hiếm để trồng trọt.
Phương pháp trồng rau thủy canh là gì?
Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp trồng cây không dùng đất; mà sẽ trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng trên các giá thể không phải là đất. Nó sẽ có tác dụng giữ và tạo bấc hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Các giá thể ở đây có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ hay bông khoáng…
Rau thủy canh sẽ được trồng trong những chất dinh dưỡng; được pha sẵn theo một tỉ lệ nhất định. Với mỗi loại rau khác nhau sẽ có tỷ lệ thành phần chất dinh dưỡng khác nhau. Việc sử dụng trực tiếp dung dịch dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt hơn, hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại hay mầm bệnh từ trong đất. Tuy nhiên, có một số lo lắng khi trồng rau thủy canh là nếu không biết tỷ lệ pha dung dịch đúng sẽ có thể làm mất đi tính sạch, an toàn cho cây khi phát triển.
Nguồn gốc của rau thủy canh
Trước khi biết đến với tên gọi Thủy canh, phương pháp này đã được các nhà sử học phát hiện ở Ai Cập; với những chữ tượng hình mô tả việc trồng cây trong nước. Người ta không trồng cây trong đất mà sử dụng cát, sỏi. Một ví dụ điển hình khá nổi tiếng; đó là vườn treo Babylon hay vườn nổi Aztec.
Vào năm 1937, nhà khoa học W.F.Gericke là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ hydroponics để mô tả hình thức canh tác bằng dung dịch trong nước. Từ thập niên 80, kỹ thuật thủy canh đã được ứng dụng để sản xuất rau quả và hoa có giá trị thương mại. Điều đó đã biến thủy canh trở thành một giải pháp trồng rau trực tiếp mà không cần đất cho nền nông nghiệp hiện đại.
Lý do rau thủy canh sẽ là tương lai của nông dân
Những loại rau bẩn đang được bày bán trên thị trường
Thực trạng đô thị hóa nhanh chóng; cũng như việc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã biến vấn đề về an toàn thực phẩm trở nên cấp thiết. Hiện nay, ngay cả Việt Nam chúng ta cũng đang phải đối mặt với tình trạng thực phẩm bẩn. Các loại rau bẩn như rau muống được tưới bằng dầu nhớt hay rau ngâm chất hóa học để tươi lâu hơn tràn lan trên thị trường. Chính những yếu tố đó đã thúc đẩy phương pháp trồng rau theo hình thức thủy canh ngày càng phát triển.
Trồng rau thủy canh mang lại nhiều lợi ích
Người dân dần nhận thức được lợi ích mà phương pháp trồng rau thủy canh mang lại nên đã tiến hành áp dụng. Có rất nhiều người đã thành công với phương pháp này. Với những người sống trong đô thị có khoảng không gian hạn chế; thì có thể tận dụng được mặt bằng trên sân thượng, ban công hay khoảng sân nhỏ trước nhà để trồng rau. Thông thường, ánh sáng cần có cho cây quang hợp ít nhất 5 – 6h trong một ngày. Tuy nhiên, với phương pháp thủy canh có thể sử dụng đèn LED để chiếu sáng; mà không cần phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Đây là một “điểm cộng” giúp đưa thủy canh đến gần hơn với người dân Việt Nam.
Không chỉ áp dụng tại nhà, mô hình trồng rau này còn được áp dụng theo quy mô công nghiệp tại các trang trại trồng rau lớn ở Việt Nam; nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch. Các trang trại được phân bổ ở gần các thành phố lớn như: Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc…cung cấp hàng nghìn tấn rau sạch.
Hệ thống khi trồng rau thủy canh
Hiện nay, trồng rau thủy canh được chia hành 2 loại: hệ thống thủy canh tĩnh và hệ thống thủy canh động.
- Hệ thống thủy canh tĩnh: dung dịch dinh dưỡng không thể chuyển động trong quá trình trồng câu. Rễ cây se được nhúng một phần hay hoàn toàn vào trong dung dịch dinh dưỡng. Ưu điểm của hệ thống này đó là chi phí đầu tư thấp. Vì chúng ta sẽ không cần phải làm hệ thống chuyển động dung dịch. Tuy nhiên, hạn chế của nó là thiếu oxy và pH thường giảm gây ngộ độc cho cây.
- Hệ thống thủy canh động: Dung dịch có thể chuyển động trong quá trình trồng cây. Hệ thống này sẽ có chi phí cao hơn so với hệ thống thủy canh tĩnh. Hệ thống này hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí và tưới nhỏ giọt; đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Ưu và nhược điểm của khi trồng rau thủy canh
Ưu điểm
- Việc áp dụng trồng rau thủy canh sẽ giúp bạn có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây; những loại dinh dưỡng sẽ được cung cấp theo từng loại rau nên có thể loại bỏ chất gây hai cho cây, chất tồn dư từ vụ trước cũng không còn. Không chỉ vậy, cây còn được hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Đây là ưu điểm vượt trội so với phương pháp trồng rau truyền thống.
- Ngoài ra, trồng rau thủy canh sẽ giúp bạn tiết kiệm được nước; do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung dịch nên nước sẽ không bị ngấm vào đất hoặc bốc hơi. Bạn cũng sẽ không cần phải mất thời gian để làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới nước cho cây nữa.
- Lượng thuốc bảo vệ thực vật cho cây cũng bị hạn chế; nên rất an toàn cho người sử dụng. Sau mỗi vụ rau, bạn chỉ cần thanh trùng ống trồng bằng formaldehyt loãng và nước lã.
- Đối với phương pháp trồng thông thường bạn sẽ chỉ trồng cây được theo mùa vụ thì với phương pháp này, trồng rau trái mùa không phải là vấn đề. Rau thủy canh cũng cho năng suất và chất lượng hơn từ 25 – 500%.
Nhược điểm
Chi phí đầu tư cho hệ thống trồng rau thủy canh ở mô hình rộng thì sẽ cao hơn khá nhiều so với mô hình trồng truyền thống: Khi xây dựng hệ thống thủy canh, người sử dụng phải xây dựng mô hình gồm nhiều hệ thống bể chứa, bơm dinh dưỡng, hệ thống khung giàn, bộ hẹn giò tự động,.. Vì vậy, chi phí đầu tư cho hệ thống trồng rau thủy canh này sẽ khá lớn so với mô hình thông thường. Tuy nhiên, cũng liên quan đến chi phí thì hệ thống thủy canh thì sẽ lợi một chút khi có thể giảm thiểu được chi phí duy trì; do tiết kiệm được chi phí nhân lực, phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước,..
Ngoài ra, trồng rau thủy canh cũng có những nhược điểm nhất định như giá đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, sự lan truyền bệnh nhanh và đòi hỏi nguồn nước, dung dịch pha đảm bảo tiêu chuẩn. Nhưng những lợi ích mà nó mang lại thì không ai có thể phủ nhận. Điều quan trọng là bạn phải học hỏi được những kỹ năng cần thiết; để trở thành người nông dân thực thụ. Chúc bạn thành công!