Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn cá sẽ mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể hơn là ăn thịt. Trong cá có rất nhiều vitamin tốt như vitamin A, D,… Không chỉ vậy, ăn cá còn không béo. Điều này rất tốt cho một số chị em đang giảm cân mà vẫn muốn ăn ngon miệng. Cá lóc bông hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi thịt nó rất thơm, chắc mà lại còn ngọt.
Không chỉ vậy, giá thành của cá lóc bông cũng không hề đắt. Vì vậy, điều này rất có lợi đối với những người đang chăn nuôi cá lóc bông. Mỗi mùa có hàng tấn cá lóc bông được đưa vào thị trường tiêu thụ. Để đảm bảo chất lượng cá lóc bông, người chăn nuôi cần đảm bảo quy trình phòng bệnh. Đặc biệt là bệnh sưng phù nổ mắt thường gặp ở cá lóc bông.
Bệnh sưng phù nổ mắt ở cá lóc bông
Cá lóc bông có thịt thơm ngon, rất được ưa chuộng. Nghề nuôi cá lóc đã có truyền thống nhiều năm ở Nam Bộ, phổ biến ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Nai. Nuôi cá lóc bông thâm canh trong ao hoặc bè đều đặt năng suất khá cao, tuy nhiên trong quá trình nuôi người nuôi cần chú trọng phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá lóc bông để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bệnh sưng phù và nổ mắt do vi khuẩn Streptococcus spp ở cá lóc bông. Streptococcus spp là những vi khuẩn gram dương có dạng hình cầu hoặc hình trứng, không vận động được, chúng gây bệnh cho cá lóc, cá lóc bông và nhiều loài cá nước ngọt cũng như cá biển. Khi nhiễm bệnh này, cá bơi lội không bình thường, da chuyển màu sẫm, mắt mờ đục, sưng và có thể bị mù. Cá bị xuất huyết ở vây, phần bụng, một số chỗ trên thân bị hoại tử, vùng tổn thương có các vòng đen xung quanh. Thận và lách bị sưng to, cá rất dễ bị chết.
Phòng, trị bệnh sưng phù nổ mắt cá lóc bông
Quản lý thức ăn và mật độ nuôi
Người nuôi nên xác định nuôi ở mật độ vừa phải, quản lý thức ăn tốt, không để dư thừa thức ăn. Bổ sung vitamin C, D vào thức ăn với hàm lượng 10 – 15mg/kg thức ăn. Dùng kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.
Vệ sinh môi trường nuôi sạch sẽ
- Thực hiện tốt công việc chuẩn bị ao, lồng bè nuôi, đặc biệt là khâu xử lý đáy ao và xử lý nước. Dùng VINA AQUA để xử lý nước với liều 1 lít/ 5.000 m3 nước ao trong 2 ngày liên tục.

- Trước khi thả cá nuôi nên tắm qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải
- Trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước, nên được duy trì hàm lượng oxy hoà tan ở mức cao bằng máy quạt nước. Trộn cho ăn liên tục 5g VITAMIN C ANTISTRESS + 3 gVINAPREMIX CÁ trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi
- Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Giảm mật độ nuôi sẽ giảm bớt căng thẳng và mức độ lây lan bệnh đến cá. Lập tức vớt bỏ số cá chết ra khỏi ao, lồng bè nuôi.
Khử trùng nước bằng VINA AQUA hoặc VINADIN 600 trong 2 ngày liên tục. Sau 3 ngày dùng ENZYM BIOSUB để cải tạo môi trường. Điều trị ngay bằng kháng sinh VINA ROMET hoặc CATOM liều 5 – 10 gram + VITAMIN C ANTISTRESS liều 5 gram trong 1 kg thức ăn. Hoặc 100 g thuốc cho 5 tấn cá nuôi. Cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày. Điều trị bệnh giai đọan sớm hiệu quả điều trị sẽ rất cao.