Thị trường tiêu thụ bia luôn luôn là một mảng kinh tế lớn trong lĩnh vực đồ uống. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 vẫn càng quét và ảnh hưởng khá nhiều đến doanh thu tại các công ty. Tại châu Á, doanh số bán bia Heineken trong quý giảm hơn 37% vì đại dịch gây ảnh hưởng tới các thị trường quan trọng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Campuchia. Ngoài ra, các hãng bia khác như Tiger, Sol cũng đồng cảnh ngộ với Heniken khi mà doanh thu trong năm 2021 bị giảm thụt nghiêm trọng so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số 2 hãng bia lớn tại Việt Nam giảm mạnh
Gã khổng lồ trong ngành sản xuất bia tới từ Hà Lan – Heineken đã báo cáo doanh số bán bia quý III với mức giảm sâu hơn ước tính. Một trong những lý do chính dẫn đến việc này tới từ những quy định hạn chế do đại dịch COVID-19 gây ra tại Việt Nam, một trong ba thị trường hàng đầu của hãng bia khổng lồ này, theo Reuters.
Theo công bố, doanh số bán bia của nhà sản xuất bia lớn thứ hai thế giới trong quý III giảm hơn 5,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh số bán bia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 37,4% do các quy định hạn chế của lệnh giãn cách xã hội sau khi xuất hiện làn sóng bùng dịch COVD-19 mới, ảnh hưởng đến một số thị trường quan trọng như Campuchia, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Trước đó, kết quả một cuộc thăm dò ý kiến được Heineken tổng hợp cho thấy các chuyên gia dự đoán doanh số bán bia của công ty trong quý III có thể giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh số bán bia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 25,6%, còn thị trường châu Phi, Trung Đông và châu Âu tăng trưởng khiêm tốn. Điều này có nghĩa doanh nghiệp ghi nhận mức giảm sâu hơn dự kiến.
Nhà sản xuất bia bán chạy hàng đầu châu Âu, Heineken, Tiger và Sol vẫn giữ nguyên dự báo kết quả cả năm thấp hơn so với năm 2019. Thời điểm này đại dịch COVID-19 chưa bùng phát.
Dịch Covid ở Việt Nam làm giảm doanh thu của các hãng bia
Việt Nam luôn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Đã phải chịu sự sụt giảm kỷ lục trong quý III do đợt bùng phát của biến thể delta. Điều này dẫn đến việc nhiều tỉnh thành phải thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó có TP HCM, một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước. Các lệnh giãn cách xã hội đã được nới lỏng trong thời gian gần đây. Mặc dù các quán bia, quán bar và một số nhà hàng vẫn đóng cửa. Giám đốc điều hành Heineken, Dolf van den Brink cho biết đã có những dấu hiệu phục hồi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Doanh số bán hàng ở châu Âu của gã khổng lồ này cũng gây thất vọng với chính tập đoàn. Bởi không đạt mức tăng trưởng như mong đợi. Heineken cho biết sự sụt giảm phần nào xảy ra vì yếu tố thời tiết ở Bắc Âu. Mặc dù công ty cũng đối mặt với việc nguồn cung bị gián đoạn tại Anh.
Hai đối thủ của Heineken là Anheuser-Busch InBev và Carlsberg; sẽ cung cấp thông tin cập nhật doanh số bán bia quý III trong những ngày tới.
Tốc độ tiêu thụ bia tại Việt Nam
Theo một báo cáo khảo sát công bố năm 2018. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá lượng tiêu thụ rượu, bia của người Việt Nam là cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Theo kết quả, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm. Con số này nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 5 lần người Singapore.
Với số liệu tốc độ tiêu thụ rượu bia tăng “chóng mặt”. Thì tốc độ này tỷ lệ thuận với tai nạn giao thông (TNGT) từ ma men. Kết quả một cuộc khảo sát do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện tại 10 tỉnh, thành năm 2016. Cho thấy tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông do rượu bia chiếm khoảng 39,6%. Hầu hết các nạn nhân trong độ tuổi từ 20 – 30. Nhập viện vẫn còn mùi bia rượu, nhiều ca không thể tiến hành gây mê. Vì bệnh nhân còn say xỉn và nồng độ cồn trong máu quá cao