Trong nhiều năm nay, các mô hình nuôi hươu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bởi vì hươu là loài có giá trị thương phẩm cao, lại khá dễ nuôi nên việc nuôi hươu đang là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình. Thế nhưng hươu là loài động vật hoang dã, có bản tính gần gũi với tự nhiên. Vậy nên việc thân cận để chăm sóc hươu cũng là một việc khá khó khăn. Khi chăn nuôi hươu, việc quan trọng nhất là yêu cầu về chuồng trại. Tức nuôi nhốt nhưng phải làm sao vẫn cho hươu không gian riêng, không quá trói buộc. Chính vì có những yêu cầu khá cao và đặc biệt nên việc dựng chuồng nuôi hươu được các hộ gia đình vô cùng quan tâm.
Chuồng nuôi hươu là điều cần quan tâm hàng đầu
Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây: Có độ bền vững, chắc chắn để hươu không chui ra khỏi chuồng trại. Phải phù hợp với đặc tính sinh lý của hươu. Phải tiết kiệm, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về khí hậu và vật nuôi. Xây dựng chuồng trại phải quan tâm từ vị trí, nền, mặt bằng, diện tích, vật liệu xây dựng, hướng chuồng… không nên bỏ qua một chi tiết nào.
Thời gian vừa qua chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc của bà con về cách làm chuồng nuôi hươu như thế nào tiết kiệm mà hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý hi vọng giúp ích được bà con nông dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu của gia đình mình.
Cách dựng chuồng nuôi hươu hiệu quả và tiết kiệm
Chọn vị trí và hướng cho chuồng nuôi
Bà con cần chọn vị trí chuồng nuôi hươu như sau:
- Đảm bảo khoảng cách với khu vực sống của cư dân hợp lý, tránh ô nhiễm và tiếng ồn.
- Kín gió vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Không nằm ở nút giao thông qua lại của nhiều người và những loài động vật khác.
- Cao ráo, không bị lá rụng, cành rụng thường xuyên vì như vậy sẽ gây tiếng động ảnh hưởng cho đàn vật nuôi.
- Tạo ra một khoảng cách thích hợp giữa chỗ đi lại của người, gia súc và chuồng. Tránh làm hươu sợ hãi khi có người hay vật nuôi xuất hiện.
Với đặc thù khí hậu gió mùa như ở nước ta thì khi xây dựng chuồng nuôi hươu bà con nên chọn hướng Nam hay Đông Nam để mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, điều hòa được ánh sáng và nhiệt độ cả ngày.
Yêu cầu về nền chuồng
Nền chuồng nuôi hươu yêu cầu phải có độ dốc để giúp nước thoát hiệu quả hơn. Ngoài ra, vị trí xây dựng cũng phải cao hơn vùng đất ở xung quanh.
- Nếu là nền đất nện thì bà con sẽ tiết kiệm được chi phí nhiều hơn. Song, trong một số trường hợp hươu có thể đào, bới gây lồi lõm, tích trữ phân, nước tiểu của hươu gây ô nhiễm chuồng nuôi.
- Nền gạch được coi là lựa chọn tốt nhất vì nó giúp hươu sinh hoạt dễ dàng, không bị tích nước, mát mẻ vào mùa đông, ấm áp vào mùa hè.
- Nền gạch có nhược điểm lạnh vào mùa đông và ẩm ướt mùa hè. Nếu thi công mà làm mặt nền bóng thì dễ làm hươu trượt ngã.
- Nền gỗ được thực hiện ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Yêu cầu gỗ dai, không thấm nước, khi làm gỗ sẽ được ghép từng tấm với nhau. Ở phía dưới nền đất cần được nện kỹ, tránh để chuột có cơ hội làm tổ.
Yêu cầu diện tích và vật liệu khi dựng chuồng
Chuồng trại nuôi hươu chủ yếu được làm từ gỗ. Ngoài việc dùng làm ô chuồng, cột, món thì những kết cấu như cột; xà làm gỗ cũng được coi là lựa chọn tốt nhất. Kích thước cột yêu cầu từ 120-150 mm: 120x120mm hoặc 150x150mm, róng phải có tiết diện từ 100 x 50mm hoặc 100x60mm.
Đối với cửa chuồng không nên làm róng dọc. Róng dưới cùng chuồng được thay bằng thành giằng to hơn hay còn gọi là thanh đà. Khoảng cách tính từ mặt nền đến mép dưới của thanh giằng không quá 50mm để tránh hươu chui ra ngoài. Mái chuồng có thể làm bằng tre hay gỗ, dùng tôn hay ngói để lợp.
Với cách làm chuồng nuôi hươu này bà con sẽ tiện lợi cho việc chăm sóc; mang lại hiệu quả chăn nuôi hơn. Còn thắc mắc gì, bà con hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn nhé.