• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Xanh 360
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Xanh 360
No Result
View All Result

Hưỡng dẫn các phương pháp phòng bệnh ở cá bống

Lưu Huyền by Lưu Huyền
28/10/2021
in Phòng và trị bệnh thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Hưỡng dẫn các phương pháp phòng bệnh ở cá bống
Hưỡng dẫn các phương pháp phòng bệnh ở cá bống

Hưỡng dẫn các phương pháp phòng bệnh ở cá bống

Cá bống trong môi trường tự nhiên giờ không còn xuất hiện nhiều. Không những vậy, cá bống rất khó đánh bắt, vì vậy việc tạo ra nhiều mô hình chăn nuôi cá bống là điều rất cần thiết hiện nay. Cá bống sống ở môi trường nước ngọt nên cũng không khó khăn trong việc chăn nuôi. Các hộ nông dân nếu muốn nuôi cá bống mô hình công nghiệp lớn thì cần tham khảo ngay bài viết này. Chúng tôi sẽ bật mí những cách phòng và điều trị một số bệnh mà cá bống hay mắc phải.

Mục lục

  • Bệnh đốm đỏ hay bệnh lở loét ở cá bống
  • Bệnh tuột nhớt thường xuyên gặp
  • Bệnh đỉa bám
  • Bệnh ký sinh trùng trên cá bống
    • Bệnh trùng mỏ neo ở cá bống
    • Bệnh rận cá hay gặp
    • Bệnh nấm thủy mi trên cá bống
    • Bệnh trùng bánh xe ở cá bống
    • Bệnh sán lá đơn chủ ký sinh trên cá bống

Bệnh đốm đỏ hay bệnh lở loét ở cá bống

Nguyên nhân: Do cơ thể bị xây xát tổn thương, các loại vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào những vết thương gây bệnh lở loét. Triệu chứng: Trên thân có những đốm đỏ hay vết loét. Cá bỏ ăn, bơi lội lờ đờ, chậm chạp, khi bệnh nặng hậu môn của cá bị viêm loét, xuất huyết vây bụng, bụng tích nước trương phồng lên.

Phòng bệnh: Tắm cá bằng Formol (25ml/m3), giữ môi trường nước ao nuôi cá trong sạch và thay nước thường xuyên. Trị bệnh: Dùng Osamet Fish (10 – 20g trộn vào 1 kg thức ăn) cho cá ăn liên tục 7 ngày. Cũng có thể tắm cho cá bằng nước muối với nồng độ 2-3% trong thời gian 3 – 5 phút, có thổi khí.

Bệnh đốm đỏ hay bệnh lở loét ở cá bống
Bệnh đốm đỏ hay bệnh lở loét ở cá bống

Bệnh tuột nhớt thường xuyên gặp

Nguyên nhân: Bệnh chưa rõ nguyên nhân, có thể là do cá bị xây xát, từ đó vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng xâm nhập gây nên bệnh này. Triệu chứng: Khi mới phát bệnh, đuôi cá có vệt màu trắng, sau đó lan dần khắp cơ thể, toàn thân có màu trắng do vẩy và da bị trốc ra. Khi bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới sau thời gian thì chết.

Khi nhiễm bệnh, cá bơi lội lờ đờ gần mặt nước; giảm ăn hoặc bỏ ăn; màu sắc bị thay đổi; cá bị lở loét từng đốm màu đỏ trên thân; bụng trướng đầy hơi, nổi lờ đờ trên mặt nước; vây bơi bị rách đứt, cá bị tuột nhớt.

Phòng bệnh: Quản lý tốt các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học 15-20 ngày/lần. Trị bệnh: Tắm cho cá bằng Iodine (2g/m3), dùng Osamet Fish (10 – 20g trộn vào 1 kg thức ăn) cho cá ăn liên tục 7 ngày.

Bệnh đỉa bám

Đỉa thường sống ký sinh trên nắp mang, trên mang và da cá,… chúng hút chất dinh dưỡng trên cá bống bớp. Loài đỉa mà chúng tôi muốn nói đến chính là Oceanobdella sexoculata (Malm, 1963).

Dấu hiệu: Khi quan sát, bà con dễ dàng nhận thấy vị trí bị đỉa ký sinh có dấu hiệu bị phá hoại, cá mất máu ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khi bệnh nặng, cá có thể chết do mất nhiều máu và hô hấp khó khăn.

Chẩn đoán bệnh: Đỉa gây bệnh có thể quan sát bằng mắt thường da, mang, vây của cá hoặc có thể dùng kính lúp cầm tay. Phương pháp điều trị: Khi cá bệnh, bà con cần kịp thời sử dụng hóa chất Formalin hoặc TCCA với nồng độ thích hợp tắm cho cá hoặc phun xuống ao. Để phòng bệnh, người nuôi giữ cho môi trường tốt (nhất là nền đáy), cho cá ăn đầy đủ lượng và chất, hạn chế tối đa nguồn lây bệnh bên ngoài vào (nguồn nước cấp cho ao), nuôi ở mật độ vừa phải.

Bệnh ký sinh trùng trên cá bống

Bệnh ký sinh trùng bao gồm có nội ký sinh và ngoại ký sinh, bệnh hầu như xuất hiện quanh năm.  Bệnh do ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm:

Bệnh trùng mỏ neo ở cá bống

Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh giảm ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám  là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Tác hại và phân bố bệnh: Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương. Trùn mỏ neo thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, … trên các loài cá như: cá chình, cá lóc bông, cá bống tượng, cá chép, cá mè, cá tai tượng…

Bệnh ký sinh trùng trên cá bống
Bệnh ký sinh trùng trên cá bống

Phòng bệnh: Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10-25gr/m3 tắm trong một Giờ.

Trị bệnh: Dùng lá xoan (cây sầu đâu tây) liều lượng 0,3 – 0,5kg/m3 nước. Hoặc sử dụng Hadaclean A trộn vào thức ăn theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị.

Bệnh rận cá hay gặp

Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa. Giai đoạn còn nhỏ, chỉ cần 1-2 con rận ký sinh là có thể làm cá chết. Cá chình có tập quán sống chui rúc nên rất dễ bị rận cá tấn công.

Phòng và trị rận: bằng cách vệ sinh môi trường trước khi nuôi cá bằng vôi bột. Khi thấy có rận bám vào cá, cần tắm cho cá bằng thuốc tím trong một giờ, hoặc phun thuốc trực tiếp vào ao nuôi với liều lượng 20-25 g/m3 nước, cần kiểm tra độ pH của nước, tạo môi trường kiềm sẽ hạn chế rận cá.

Bệnh nấm thủy mi trên cá bống

Tác nhận gây bệnh: Do 2 giống nấm là Saprolegnia và Achlya. Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá.

Phân bố và lan truyền bệnh: Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước ngọt, baba, ếch… đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày. Nhiệt độ nước 18-25oC, thích hợp cho nấm phát triển. Chẩn đoán bệnh: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa.

Bệnh nấm thủy mi trên cá bống
Bệnh nấm thủy mi trên cá bống

Phòng bệnh: Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp. Trị bệnh: Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch iodine. Muối: 25 – 30kg/m3/10 – 15 phút hoặc 10 – 15 kg/m3/20 phút, hoặc 2 – 3kg/m3 không giới hạn thời gian. Dung dịch thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 100gr/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.

Bệnh trùng bánh xe ở cá bống

Nguyên nhân: Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá. Bệnh thường phát triển vào những ngày trời không nắng, âm u hoặc mưa kéo dài. Triệu chứng: Màu sắc cá nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục; đuôi, vây bị xơ mòn. Cá bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa.

Trị bệnh: Tắm cá: Dùng muối ăn (NaCl) nồng độ 2-3% tắm cho cá 5-10 phút. Phun thuốc trực tiếp xuống ao: dùng Formol : 15-25ml/ m3

Bệnh sán lá đơn chủ ký sinh trên cá bống

Tác nhân gây bệnh: Do sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus) hoặc 18 móc (Gyrodactylus) ký sinh vào da và mang cá. Triệu chứng: Cá bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn. Tổ chức da và mang bị sán ký sinh sẽ viêm loét. Nó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật khác gây bệnh. Trị bệnh: Sử dụng các hóa chất giống như điều trị trùng mỏ neo.

Chú ý: Khi tắm thuốc cho cá cần phải sục khí trong khi tắm. Nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quậy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay

Tags: Bệnh ở cá bốngChăn nuôi cá bốngPhòng bệnh cá bống
Previous Post

Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ tại mảnh đất Cao Bằng

Next Post

Viêm phổi dính sườn ở lợn và cách xử lý

Next Post
Viêm phổi dính sườn ở lợn và cách xử lý

Viêm phổi dính sườn ở lợn và cách xử lý

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Định

    Đến Nam Định, đừng bỏ lỡ 8 đền chùa mang nét đẹp lịch sử

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cát-xê Ngôn Thừa Húc bất ngờ tăng cao sau nhiều năm làm nghệ thuật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao nhà nông nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Con gái út Harper lớn phổng phao và xinh đẹp khi lên 10

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những điểm thu hút khách du lịch đến với quốc đảo Singapore

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách điều trị một số căn bệnh hay gặp trên baba

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Du lịch vùng Tuscany – Vùng đất lãng mạn và đầy quyến rũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bỏ túi những kỹ thuật trồng đậu đỏ đạt hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn phương pháp nuôi gà con tại nhà hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nuôi cá trê hay gặp phải những bệnh gì? Cách phòng trị hiệu quả ra sao?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In