Gumboro là một trong những loại bệnh thể cấp tính nguy hiểm có đặc điểm lây truyền nhanh, rộng và dễ dàng từ gà bệnh sang gà khoẻ qua nhiều hình thức như dùng chung nguồn thức ăn, nước uống, chuồng trại,… Loại bệnh này do virus gây ra và có tính đặc thù riêng biệt là chỉ xảy ra ở gà (thường trong độ tuổi khoảng 3 tới 8 tuần) mà không lây lan cho các loại gia cầm khác như ngan, vịt,… Chính vì thế khi phát hiện ra đàn gà bị mắc bệnh Gumboro, các hộ chăn nuôi có thể yên tâm một phần vì chúng không thể lây sang các đàn vật nuôi khác.
Tuy nhiên, do là một loại bệnh khá phổ biến và có mức độ nguy hiểm cao ở gà, nên nếu người nuôi không nắm rõ được nguyên lý hình thành và phát triển của mầm bệnh để đưa ra những cách xử lý triệt để thì nguy cơ dẫn đến chết đàn là rất cao. Chính vì vậy phát hiện sớm, chữa trị kịp thời chính là chìa khoá giúp bà con có thể đẩy lùi dịch bệnh Gumboro trên đàn gà nuôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp người nuôi gà biết cách phát hiện và phòng chống bệnh Gumboro hiệu quả.
Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và bệnh tích của chứng bệnh Gumboro ở gà
Mầm bệnh : do virus thuộc loại Birnavirus gây nên. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, chuồng nuôi, con người, động vật hoang rã, thức ăn bị nhiễm mầm bệnh…
Các triệu chứng khi gà mắc Gumboro :
- Hậu môn co bóp rất nhanh, mạnh không bình thường. Giống như gà có phản xạ đi ỉa nhưng không thực hiện được.
- Gà sốt rất cao, ủ rũ, nằm phủ phục, chồng đống lên nhau.
- Bệnh tiến triển nhanh, chỉ sau 6-8 giờ là có triệu chứng lâm sàng.
- Gà tiêu chảy phân loãng. Lúc đầu phân có màu trắng ngà, sau đó chuyển sang màu vàng trắng, xanh vàng, đôi khi lẫn máu.
- Tỷ lệ chết cao 5-30%, vài trường hợp lên đến 60-80% do bội nhiễm các bệnh khác.
Bệnh tích :
- Cơ đùi-ức xuất huyết thành vệt, thành dải.
- Túi Fabricius (túi tròn phía trên hậu môn) giai đoạn 3-4 ngày đầu sưng to gấp 2-3 lần bình thường. Sau 7-10 ngày thì teo nhỏ dần ở những con hồi phục. Trong túi Fabricius xuất huyết và có bã đậu.
- Thận sưng to, bên trong có nhiều muối Urat màu trắng.
Cách phòng bệnh Gumboro cho gà
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
- Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2; đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Chủng vaccine
- Sử dụng vaccin là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
- Chủng vaccine Gumboro theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bước 3: Tăng sức đề kháng
- Oresol Plus+: Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng, pha 2-3g/1lít nước uống.
- Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Tăng tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô, pha 1g/1lít nước uống.
Các bước điều trị cho gà khi mắc Gumboro
Gà chết nhiều: Do sốt cao, mất nước, ngộ độc thận và nhiễm trùng kế phát. Vì vậy, cần làm lần lượt các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Trong chuồng: Đảm bảo độ thoáng, giảm mật độ gà/m2. Tiêu độc toàn chuồng bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 1-2 lần/ngày.
- Chất độn chuồng: Phun Ecotru trực tiếp trong chuồng nuôi khi xuất hiện mùi hôi 100g/1000m2; đặc biệt pha nước cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Xử lý nguyên nhân
- Kích thích tăng Interferon bằng AuraShield L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày.
- Khuyến cáo: Khi đàn gà phục hồi hoặc khỏe mạnh trở lại cần chủng vaccine Gumboro theo lịch trình.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
- Hạ sốt, giảm đau, thông khí quản và kích thích miễn dịch: Bằng Arolief pha 1ml/10 lít nước uống, dùng liên tục đến khi hết triệu chứng.
- Chống mất nước, ngộ độc: Bằng Oresol Plus+ pha 2-5/1lít nước uống, dùng liên tục theo nhu cầu.
- Giải độc gan – thận cấp: Bằng Productive Hepato pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bước 4: Tăng sức đề kháng
- Productive Forte: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1lít nước uống.
Bước 5: Kiểm soát kế phát
Dùng Moxcolis liều: 1g/10kg TT/ngày. Hoặc Giuse OS 200 liều: 1ml/15kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.