Bệnh xuất huyết ở cá lóc là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không có biện pháp phòng và điều trị bệnh thì nó sẽ lan rộng sang các loài động vật khác. Không chỉ vậy, con người nếu ăn phải loài cá lóc nhiễm bệnh sẽ rất nguy hiểm. Để phòng và điều trị bệnh xuất huyết ở cá lóc thì người chăn nuôi cần phải nắm vững những kiến thức chăn nuôi. Ngoài ra, người nông dân cũng cần hiểu được đặc tính của cá lóc. Từ đó đưa ra các giải pháp phòng bệnh xuất huyết một cách hợp lý.
Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết cá lóc
Do nhiều loài thuộc giống Aromonas, Pseudomonas … gây ra: Dấu hiệu bệnh lý, Xuất huyết da, nắp mang; đốm đỏ xuất hiện trên thân, Xuất huyết hậu môn. Góc vi, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ, Xoang bụng xuất huyết nội tạng.
Điều kiện phát triển bệnh: Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn ương giống và nuôi thịt. Bệnh phát triển trong điều kiện cá bị sốc và chuyển mùa, thời tiết bất lợi. Môi trường ương nuôi nhiễm bẩn, nhiều khí độc, hàm lượng oxy thấp
Dấu hiệu bệnh xuất huyết cá lóc
Để góp phần hạn chế rủi ro, dịch bệnh chúng tôi xin giới thiệu đến người nuôi cách phòng và trị bệnh xuất huyết ở cá ló. Cơ thể cá bị xuất huyết, nhiều nhất là ở hậu môn, hai bên thân và ở phía dưới bụng. Một phần của gốc vây, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Cá bị bệnh nặng gan có thể bị xuất huyết, nhũn, mắt bị sưng hoặc lồi
Hướng dẫn phòng bệnh xuất huyết
Chọn con giống khỏe, tốt, đồng đều, không nhiễm bệnh, nên mua giống ở các cơ sở có uy tín. Vận chuyển đúng cách tránh xay xát. Quản lý môi trường nước tốt, tránh bắt cá làm cá bị xây xát, không để cá bị bệnh ngoài da tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Không để cá bị sốc dễ mẫn cảm với bệnh. Định kỳ dùng các loại sản phẩm sau: (7 – 10 ngày/1 lần)
WUNMID: 1kg/8.000m3 nước. DOHA: 1 lít/4.000 – 6.000m3 nước. BKC 8000 Fish: 1 lít/2.000m3 nước. Trong quá trình nuôi cần bổ sung dinh dưỡng đây đủ nhất là vitamin, premix để nâng cao sức đề kháng cho cá như: C MIX 25%, MUNOMAN, VILEC 405 FS, VITASOL C+E.
Hướng dẫn điều trị bệnh xuất huyết cá lóc
Nên loại bỏ con bệnh nặng không còn ăn thức ăn, sau đó xử lý môi trường nuôi bằng 1 trong các loại hóa chất sau: Formaline, hoặc Benkocid, hoặc thuốc tím.. sau trộn thức ăn với Kháng sinh cho cá ăn 5 ngày liên tục: Có thể dùng 1 trongc ác loại sau: Enrofloxacine, Erythromycine, Oxytetracycline liều 30-50 mg/kg cá/ngày. Lưu ý không trộn khánh sinh vào thức ăn tươi sống, nếu thức ăn tươi cần hấp khử trùng để diệt vi khuẩn gây thối sau để ngoại mới trộn kháng sinh.
Thay 20 – 40% nước trong ao nuôi. Tắm cá bằng WUNMID 1kg/5.000 – 6.000m3 nước. Trộn thuốc vào thức ăn liên tục 5 – 7 ngày: Cá dưới 02 tháng tuổi: Buổi sáng: MUNOMAN 3 – 5g/kg thức ăn. Buổi chiều: 300g TRIMDOX NEW+ 100 ml VIRO cho 1 tấn cá. Hoặc 250g TRIMDOX 240 cho 1 tấn cá. Hoặc 150g SAN FLOFENICOL NEW + 75g ANTI-S cho 1 tấn cá.
Cá trên 02 tháng tuổi: Buổi sáng: MUNOMAN 3 – 5g/kg thức ăn. Buổi chiều: 200g TRIMDOX NEW+ 65 ml VIRO cho 1 tấn cá. Hoặc 200g TRIMDOX 240 cho 1 tấn cá. Hoặc 100g SAN FLOFENICOL NEW + 50g ANTI-S cho 1 tấn cá.