Hiện nay ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi cá diêu hồng. Cá diêu hồng rất được ưa chuộng trên thị trường tiêu thụ. Có thể nói đây là một thực phẩm quen thuộc trong các gia đình. Cá diêu hồng xuất thân từ cá rô phi, tuy nhiên nó có thân hình màu đỏ hồng nên được gọi với cái tên cá diêu hồng (cá rô phi đỏ). Để chăn nuôi cá diêu hồng không phải là điều dễ dàng. Nó yêu cầu người chăn nuôi phải nắm vững kiến thức chăn nuôi và hiểu được đặc tính của cá diêu hồng. Đặc biệt là cách phòng trị bệnh sưng phù và nổ mắt thường gặp ở loại cá này.
Bệnh sưng phù, nổ mắt cá diêu hồng
Các triệu chứng gây bệnh
Cá diêu hồng hay mắc bệnh sưng phù và nổ mắt. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trị. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra.
Cá bơi lội không bình thường, da chuyển sang màu sẫm, viêm mắt, lồi mắt, mắt mờ đục và có thể bị mù. Cá bị xuất huyết ở các vây, phần bụng, một số chỗ trên thân bị hoại tử, vùng tổn thương có các vòng đen xung quanh. Thận và lách bị sưng to, gan, thận, lách, tim, ống ruột bị xuất huyết. Điều kiện xuất hiện Bệnh: Bệnh thường xảy ra khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp, mật độ nuôi cao, nhiệt độ nước 20 – 30oC, trọng lượng cá từ 100g trở lên.

Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh
Cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt. Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá. Có dịch chất lỏng trong bụng cá chảy ra hậu môn (dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính).
Cá bỏ ăn, kiểm tra không thấy thức ăn trong dạ dày hoặc ruột của cá bị bệnh, quan sát thấy túi mật to. Gan, thận, lá lách, tim, ống ruột bị xuất huyết. Lá lách và thận bị trương lên và sưng nhẹ. Khi cá bị nhiễm bệnh nặng kiểm tra có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá, quan sát thấy có các tơ huyết trong màng ở khoang bụng.
Cách phòng bệnh
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị ao, Lồng bè nuôi. Xử lý đáy ao và xử lý nước bằng GUARSA 90 hoặc WUNMID, hoặc cho thuốc vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè nuôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trước khi thả nên tắm cá qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút.
Thả nuôi với mật độ vừa phải, quản lý thức ăn tốt, không để dư thừa thức ăn. Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, VITSTAY C FORT, BIOTICBEST For Export giúp cá tăng sức đề kháng. Định kỳ trộn Hepavirol Plus và MUNOMAN vào thức ăn giúp bổ gan, tăng sức đề kháng cho cá.

Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học DEODORANTS và BACPOWER. Điều này giúp cải thiện chất lượng nước, tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển, tăng sức đề kháng cho cá. Định kỳ diệt khuẩn bằng DOHA 6000 hoặc SANDIN 267.
Cách trị bệnh sưng phù, nổ mắt
Cắt giảm 40 – 50% lượng thức ăn cho cá, vớt cá chết ra khỏi ao, bè. Dùng ANTI-S (1kg/ 8 – 10 tấn cá) hoặc FLODOXY sv hoặc GENTADOXY trộn vào thức ăn, sử dụng trong 3 – 5 ngày.
Trong thời gian dùng thuốc trị bệnh, tăng cường bổ sung C MIX 25%, VITSTAY C FORT, BIOTICBEST For Export trộn vào thức ăn, giúp cá mau phục hồi sức khỏe. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng ôxy hoà tan trên 4mg/lít. Sử dụng SANDIN 267 hoặc DOHA 6000 tiêu diệt vi khuẩn trong nguồn nước nuôi.
Khi dịch bệnh xảy ra nên cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Giảm mật độ nuôi sẽ giảm bớt căng thẳng. Mức độ lây lan bệnh đến cá. Lập tức vớt bỏ số cá chết ra khỏi ao, lồng bè nuôi. Điều trị ngay bằng kháng sinh Osamet Fish (hoặc Fortoca) liều 5 – 10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc cho 2 – 3 tấn cá nuôi. Cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày.