Mặt trăng quay xung quanh chúng ta, là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng ước tính là 384.403 km. Đường kính của mặt trăng là 3.476 km. Do khối lượng nhỏ và lực hấp dẫn yếu, mặt trăng không thể duy trì bầu khí quyển, ngay cả khi khí quyển rất mỏng. Tuy nhiên, oxy không nhất thiết tồn tại dưới dạng khí trên mặt đất mà nó có thể nằm đâu đó trong một số loại đá nhất định. Việc thu thập đá và xử lý chúng bằng hóa chất hoặc nhiệt sẽ giải phóng rất nhiều oxy để con người có thể thở và làm nhiên liệu cho tên lửa. Chính vì vậy mà các nhà khoa học Trung Quốc muốn tạo ra oxy từ chính đất mặt trăng.
Phương pháp tạo oxi từ Mặt Trăng
Phương pháp sử dụng là nung nóng đất Mặt Trăng lên 2.500 độ C. Có thể tạo ra tới 30 kg oxy từ 100 kg đất cùng nhiều vật liệu hữu ích khác.
Các chuyên gia tại Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) đang tìm cách tạo ra oxy từ đất Mặt Trăng. Giúp con người sinh tồn trên thiên thể này trong tương lai. Họ đã tiến hành các thí nghiệm với một lò phản ứng nhỏ trong nhiệm vụ Mặt Trăng trước đó. Nhà nghiên cứu Guo Linli cho biết, công việc đã tiến triển một chút. Nhưng không tiết lộ đó có phải nhiệm vụ Hằng Nga 5 diễn ra vào tháng 12 năm ngoái hay không.
Các nhà nghiên cứu cần tìm cách tạo ra oxy sớm nhất có thể. Để hỗ trợ cho kế hoạch xây trạm nghiên cứu của Trung Quốc trên Mặt Trăng; Guo nói trong một hội nghị tổ chức tại Thâm Quyến hôm 18/10. Hồi tháng 3, Trung Quốc và Nga thông báo sẽ hợp tác xây dựng căn cứ Mặt Trăng. Với ít nhất 5 cấu trúc dự kiến hoàn thành năm 2035.
Giá trị của lượng oxy tiềm tàng trên Mặt Trăng
Khoáng chất trên Mặt trăng có khả năng chứa nhiều oxy nhất là ilmenite. Là một loại titan oxít được phi hành đoàn Apollo 17 mang về Trái đất năm 1972. Để xác định trữ lượng ilmenite tại địa điểm trên và tìm kiếm những mỏ quặng lộ thiên khác, gần đây NASA đã quyết định dùng kính thiên văn Hubble. Nó khảo sát bốn vùng trên Mặt trăng: Taurus-Littrow, Hadley-Apennine, miệng hố Aristarchus.
Oxy có thể được chiết xuất từ đất Mặt Trăng – vật liệu giàu oxit titan-sắt và oxit sắt (II). Bằng cách nung nóng đến mức nhiệt 2.500 độ C, theo Guo. Quá trình này khiến các ion phân rã và oxy dạng khí được giải phóng.
Đây là phương pháp hiệu quả có thể sản xuất tới 30 kg oxy từ 100 kg đất. Dù nhiệt độ cao gây ra lo ngại về sự an toàn. Ngoài oxy, quá trình này cũng có thể tạo ra những vật liệu hữu ích. Như silicon độ tinh khiết cao, dùng cho chất bán dẫn, và các kim loại như sắt, titan.
Kế hoạch của Trung Quốc
Các nhà khoa học dự định đưa quá trình này vào thử nghiệm. Với một thiết bị hoàn toàn tự động, chạy bằng pin năng lượng Mặt Trời. Theo bản thiết kế Guo giới thiệu trong hội nghị, các tấm pin Mặt Trời sẽ xòe ra sau khi kích hoạt thiết bị. Những cánh tay robot sẽ thu thập và lọc đất Mặt Trăng. Cho đất vào trong lò phản ứng để chiết xuất oxy và các sản phẩm phụ.
Chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc nằm trong kế hoạch tham vọng nhằm vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua vũ trụ. Tuần trước, nước này vừa đưa phi hành đoàn thứ hai lên trạm vũ trụ mới. Trong vài năm gần đây, các nhiệm vụ Mặt Trăng đáng chú ý của Trung Quốc là phóng tàu đổ bộ xuống nửa tối năm 2019 và mang mẫu đất đá về Trái Đất vào tháng 12/2020. Đưa Trung Quốc thành nước thứ ba đạt được thành tựu này sau Mỹ và Liên Xô.
Tiếp theo, Trung Quốc muốn đưa phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng năm 2030 và cùng xây dựng căn cứ khoa học với Nga. Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos đã mời các nước khác cùng tham gia chương trình. Các nhiệm vụ thăm dò sơ bộ dự kiến bắt đầu trong năm nay, trong khi việc xây dựng sẽ bắt đầu sớm nhất là vào năm 2025.