Cá bống tượng là một loài cá nước ngọt và nó có kích thước lớn nhất trong họ cá bống, cho hiệu quả kinh tế cao nhờ thịt dày, thơm ngon, được khách ưa chuộng. Có nhiều cách để nuôi cá bống tượng nhưng không phải cách nào cũng thuận lợi mà cần phải nắm vững kỹ thuật cũng như cách chăm sóc mới đạt được hiệu quả như mong muốn, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách nuôi cá bống tượng đơn giản mà phổ biến nhất hiện nay và mang lại kết quả cao cho người nuôi.
Đặc điểm nhận dạng cá bống tượng
Là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt với thân hình thoi tròn, đầu lớn hơn thân, thân có màu đen vằn nâu, lưng hơi xám. Cá bống tượng có mang phồng to, vây xòe. Để phân biệt được cá bống tượng với các loài cá khác, hãy chú ý đuôi hình chữ V của bống tượng. Bống tượng đạt trọng lượng trung bình từ 50 – 100g. Bởi tập tính ăn động vật nên cá bống tượng có hàm răng sắc nhọn.
Cá bống tượng thường sống ở sông ngòi, các đầm, hồ, các hang hốc… Bống tượng thường đi theo cặp, ban ngày thì vùi mình xuống bùn hoặc hang hốc đến ban đêm mới kiếm ăn. Khi gặp nguy hiểm bống tượng có thể chui xuống bùn sâu 1m và sống hàng chục giờ.
Lựa chọn địa điểm nuôi
– Nguồn nước sạch, chủ động cấp và thay nước.
– Không bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, hóa chất từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
– Đất không bị nhiễm phèn nặng.
– Tiện chăm sóc và quản lý.
– Diện tích nuôi thích hợp 200 – 500 m2.
Cải tạo hồ bơi thích hợp
– Ao được tát cạn, sên vét bùn đáy ao, lấp các lỗ mọi.
– Ao được phơi khô và bón vôi với liều lượng 7 – 10kg/100m2.
– Dùng bột đậu nành 1kg/100m2, DAP 1kg/100m2 nhằm gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
Tiêu chí lựa chọn giống và cách thả giống
Chọn giống cá Bống Tượng
– Kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh.
– Kích cỡ con giống thả tốt nhất: 80-100g/con hoặc 160-200g/con.
– Đuôi xoè rộng, các tia vây còn nguyên vẹn, nhiều nhớt, mang phùng to, không bị xây xát.
– Hiện nay có thể mua giống từ hai nguồn: từ các cơ sở sản xuất giống và tự nhiên qua các điểm thu gom. Đặc tính của hai nguồn giống như sau:
Thả giống cá Bống Tượng
– Mật độ thả thích hợp 2con/m2.
– Thả giống: vận chuyển giống vào lúc sáng sớm và trời mát, trước khi thả vào phải ngâm bao trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi. Trước khi thả cá được tắm bằng nước muối 3-5% trong 5-10 phút.
Chăm sóc quản lý
– Phân cỡ: cá thả nuôi tốt nhất phải đồng cỡ.
– Cho cá ăn thức ăn tươi sống như tôm, tép, cá nhỏ, trùng đất, … Thức ăn đảm bảo còn tươi sống, được cắt nhỏ, vừa miệng cá, bỏ ruột, vây, đầu và được rửa sạch.
– Lượng thức ăn hằng ngày bằng 3 – 5% trọng lượng đàn cá. Cho ăn vào buổi chiều mát là chủ yếu. Nên bố trí sàn ăn để kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, trung bình 2 sàn ăn cho 100 m2. Ngoài ra, sàn ăn còn dùng để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cá.
– Định kỳ thay nước 2 lần/tháng để đảm bảo chất lượng nước tốt , mỗi lần thay 20 – 30% lượng nước trong ao.
– Trong quá trình nuôi có thể định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường.
– Thường xuyên theo dõi biến động của môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thu hoạch
– Sau 9 – 10 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 400 – 600g/con thì tiến hành thu hoạch toàn bộ. Cá thường có kích cỡ không đều vì vậy những con chưa đủ kích cỡ có thể nuôi tiếp cho đến khi cá đạt kích cỡ thương phẩm.
– Cá bống tượng nuôi trong ao đất thường chui rúc vào đáy bùn có khi đến 1m, khó bắt. Cần tát cạn vào chiều mát, mò bắt sơ bộ, sau đó dùng chuối cây trang ao cho bằng, cho nước vào 5cm, nửa đêm và gần sáng cá bống tượng ngôi lên trên mặt bùn dùng đèn soi bắt. Có nơi còn dùng dòng nước chảy bắt cá vào đêm.