Chăn nuôi gia cầm đang ngày càng mở rộng quy mô và cải tiến vô cùng mạnh mẽ. Đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi gà đẻ trứng đang là ngành mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều gia đình. Bởi vì nhu cầu tiêu thụ trứng của thị trường ngày càng tăng, nên các hộ gia đình chăn nuôi gà đẻ trứng cũng ngày càng nhiều. Để có thể chăn nuôi gà đẻ trứng đúng cách và hiệu quả, chúng ta phải học hỏi và tìm hiểu thêm nhiều kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng đúng đắn từ mọi người. Thay đổi hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện và quy mô của mình để có thể cho ra kết quả tốt nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thật hiệu quả.
Gà đẻ trứng mang lại giá trị kinh tế cao
Nuôi gà mắn đẻ, đẻ nhiều và đẻ dày là mong muốn của mọi bà con chăn nuôi. Thế nhưng có một số hộ nông dân vì quá chú tâm đến sản lượng trứng mà áp dụng những kỹ thuật kích thích gà đẻ không phù hợp khiến gà vừa không thể đẻ trứng ở mức tối đa, vừa ảnh hưởng tới chất lượng trứng và con giống sau này.
Gà đẻ trứng cho thu nhập cao khả năng nuôi không bị rủi do như các loại gà khác. Chăn nuôi gà đẻ trứng đã tạo công ăn việc làm cho nghìn hộ gia đình thuộc các vùng trung du miền núi. Để đạt được hiệu quả năng suất cao và không bị rủi do trong quá trình chăn nuôi mời bà con cùng tham khảo kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng dưới đây.
Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng
Chuẩn bị trang thiết bị
Cần chuẩn bị rèm che, máng ăn, máng uống, lồng gà nếu cần thiết. sử dụng rèm che để chắn gió lùa, mưa nắng. Máng ăn máng uống là loại máng dài khoảng 10cm bằng nhựa hoặc bằng kim loại.
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi cần được sát trùng sạch sẽ: rắc vôi và phun thuốc sát trùng lên toàn bộ chuồng, lồng, rèm, máng ăn, máng uống, rèm che, tường, trần. Sử dụng thuốc sát trùng con cò hoặc formol 2% với liều lượng 1 lít/m2. Các thiết bị nhỏ phải được cọ rửa sạch sẽ, sau khi sát trùng chuồng trại cần để khô từ 7 – 10 ngày mới cho gà vào chăn nuôi. Trước mỗi cửa ra vào của chuồng cần có hố sát trùng, hạn chế người qua lại ra vào nhiều.
Chăm sóc cho gà hậu bị
Đối với gà đẻ trứng thì đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến năng suất đẻ trứng, cho trứng to hay nhỏ nên bà con cần hết sức lưu ý đến 2 yếu tố (chế độ ăn và ánh sáng) thực hiện đúng phương pháp để đem lại thu nhập cao.
Chế độ ăn: cung cấp đây đủ chất dinh dưỡng cho gà theo từng giai đoạn phát triển.Ở giai đoạn gà từ 1-9 tuần tuổi bà con cho gà ăn loại cám hỗn hợp con cò 26 hoặc 21. Có thể sử dụng cám hỗn hợp để tiết kiệm chi phí theo tỷ lệ sau: sử dụng 100kg cám trộn trong đó có 32% cám Con CòC25, 53% ngô, 10% tấm, 5% cám gạo. Cho đến tuần thứ 9 kiểm tra trọng lượng gà đạt 730g/con tương đương với khả năng tiêu thụ 52g/con/ ngày là đạt tiêu chuẩn.
Gà từ 10 tuần tuổi đến 19 tuần tuổi: Trong giai đoạn này sử dụng cám hỗn hợp Con CòC27 hoặc cám đậm đặc Con CòC25 với tỷ lệ pha trộn là Trong 100kg cám hỗn hợp có 26% C25 , 34% là ngô, 25o/o là thóc xay, 1 5% cám gạo. Trọng lượng gà đạt được ở 19 tuần tuổi là 1620g/ con, tiêu thụ hết 85g cám trộn/ con/ ngày.
Theo dõi cân nặng và chuẩn bị môi trường cho gà hậu bị
- Cần theo dõi định mức thể trọng của gà theo từng giai đoạn tuổi để gà hậu bị đạt tiêu chuẩn bước vào giai đoạn gà đẻ trứng cho năng suất cao.
- Cần bố trí đủ máng ăn, máng uống và mật độ theo quy định để gà phát triển đồng đều. Cứ 2 tuần cân gà 1 lần, cân vào lúc đói cho kết quả chính xác nhất giúp bà con dễ dàng phân đàn và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Đàn gà hậu bị tốt là ở độ 19 tuần tuổi gà có trọng lượng chuẩn = 5% và đạt tỷ lệ đồng đều là 80% so với tông đàn gà.
- Chế độ chiếu sáng rất quan trọng, đây chính là yếu tố giúp gà thuần thục giới tính đúng ngày, đẻ sai và duy trì năng suất đẻ. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào độ tuổi của gà.
Độ tuổi | Thời gian chiếu sáng |
1-2 tuần | 24/24h |
3-7 tuần | 23/24h |
Tuần thứ 11 | 13/24h |
12 -18 tuần | Sử dụng ánh sáng tự nhiên |
19 -22 tuần | 16/24h |
Lưu ý: ở tuần 19 -22 tuần tuổi sử dụng cường độ ánh sáng là 4w/m2 với thời gian chiếu sáng là 16h và duy trì suốt thời kỳ gà đẻ.
Chăm sóc cho gà đẻ trứng
- Các loại thức ăn: sử dụng thức ăn là cám đậm đặc Con Cò C24 hoặc cám đậm đặc Con Cò C21 hoặc cám đậm đặc Con Cò 210 (của CTY Thức ăn gia súc Con Cò).
- Gà từ 20 tuần tuổi: Sử dụng cám Con Cò C210, pha trộn theo tỷ lệ sau: Cứ 100g cám hỗn hợp trộn có 37% C210, 23% ngô, 40% cám gạo hoặc trộn theo tỷ lệ 33% C210, ngô 40%, cám gạo 25%.
- Gà trên 40 tuần tuổi sử dụng cám hỗn hợp trộn theo tỷ lệ pha trộn như sau : Cứ 100kg? cám hỗn hợp trộn có 33% cám Con CòC21 0, 27% ngô, 40% cám gạo. Cho gà ăn 2 lần trong ngày: Lần 1: 75% thức ăn vào buổi sáng, lần 2-3 lần 25% vào buổi chiều.
- Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250ml/con, luôn sạch và mát 26 độ C. duy trì 16h chiếu sáng/ ngày.
- Tiếp tục theo dõi thể trọng gà, trong giai đoạn này, phải tăng trọng chậm đặc biệt? trong 5 – 6 tháng đầu thời kỳ đẻ. Ngược lại sự giảm trọng lượng trong thời kỳ này thường dẫn tới sự sụt đẻ và thay lông. Loại bỏ những gà không đủ tiêu chuẩn như đầu to hay quá dài, mào kém phát triển và có vảy trắng…
- Tiêm chủng thuốc vắc xin phòng bệnh cho gà theo định kỳ.
Lịch tiêm phòng cho gà
Độ tuổi | Phương pháp điều trị |
1 ngày tuổi | Dùng vacxin phòng bệnh Marex. |
3 ngày tuổi | Nhỏ vacxin phòng dịch tả và viêm phế quản. |
Từ 1-3 tuổi | Chống stess và viêm rốn thương hàn bằng Colitetravet 1 g/ lít + 1g Vitamin C. |
4-6 ngày tuổi | phòng bệnh hen suyễn và sổ mũi bằng Tri-alplucine 1 g/1? lít nước. |
Gà đẻ 7 ngày tuổi | phòng bệnh Gumboro. |
Gà 10 ngày tuổi | Chủng vắc xin đậu |
Gà 14 ngày tuổi | Phòng Gumboro và dịch tả gà. |
Gà từ 22 – 24 ngày tuổi | Phòng cầu trùng |
Gà từ 26 – 28 ngày tuổi | Phòng CRD, E-coli, thương hàn, Tri-alplucine 1 g/1ít. |
Gà từ 33 -37 ngày tuổi | Phòng cầu trừng |
Gà đến 42 ngày tuổi | Phòng E-coli, tụ huyết trùng băng Neotyphomicine??? 0,15 ml/con . |
63 ngày tuổi | Phòng Gumboro. |
70 ngày tuổi | Tiêm phòng dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ bằng OVO 0,15cc/con. |
98 ngày tuổi | Phòng tụ huyết trùng |
Gà đến 1 1 2 ngày tuổi | Tiêm phòng dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ. |
Sau 4 tháng | Tiêm lại vắc xin dịch tả gà |
Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng miền, vị trí khác nhau để tìm được giống gà nuôi thích hợp. Ngoài giống gà đẻ trứng ra còn có rất nhiều loại gà có sức đề kháng tốt mà kỹ thuật nuôi đơn giản. Chúc bà con thành công!