Sốt sữa là tên gọi tắt của hiện tượng viêm cấp tính tiết dịch ở tuyến sữa. Hiện tượng này thường xảy ra với lợn nái mẹ sau khi sinh con. Nguyên nhân được cho là do sức bú của lợn con đột ngột giảm (có thể do số lượng lợn con giảm), khiến cho tuyến sữa bị tắc. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của lợn con mà con có thể gây nguy hiểm cho lợn nái mẹ.
Trên thực tế, hiện tượng sốt sữa ở lợn nái mẹ không hề khó chữa. Tuy nhiên, việc này lại đòi hỏi thời gian một vài ngày. Vì thế, lợn con rất có thể sẽ bị đói. Nếu không can thiệp các biện pháp ghép đàn hay cho ăn uống thay thế, rất có thể chúng sẽ bị chết do đói hoặc nhiễm các bệnh đường ruột do gặm nhấm lung tung.
Các triệu chứng điển hình ở lợn mẹ
Sốt sữa là hiện tượng viêm tiết dịch cấp tính tuyến sữa. Bệnh xảy ra trong những ngày đầu sau khi lợn đẻ. Nguyên nhân là do lợn con sơ sinh giảm số lượng đột ngột (chết) hoặc sức sống yếu bú ít, dẫn đến tắc sữa ở lợn mẹ.
Khi mắc bệnh, vùng da tuyến sữa viêm đỏ, nóng và đau. Bầu vú sưng, có chứa một ít sữa đầu. Trong một vài trường hợp vú không có sữa. Thể trạng lợn nái yếu, kêu đau khi thở, nằm nghiêng hoặc nằm sấp không cho con bú. Do lợn mẹ đau nên cắn những lợn con đòi bú. Thân nhiệt lợn mẹ tăng cao (41 – 41,5°C).
Các nhà khoa học cho rằng sốt sữa là do hấp thu sữa của cơ thể. Hiện tượng sốt sữa có thể mất sau 3 – 4 ngày. Nhưng điều nguy hiểm là lợn mẹ sẽ không có sữa. Vì vậy, lợn con có thể chết đói hoặc gậm mút lung tung dẫn đến bị các bệnh đường ruột gây tiêu chảy.
Lợn nái bị sốt sữa phải làm thế nào?
Đây là bệnh điều trị được, nhưng phải mất vài ngày. Cho nên, trước hết bà con nên tìm mọi cách cho lợn con ăn. Ví dụ như ghép đàn, cho ăn nước cháo hoặc cháo loãng, uống sữa. Đối với lợn mẹ, cần tiến hành đồng thời hai bước sau:
- Bước 1. Áp dụng biện pháp vật lý trị liệu. Lấy đá cục (hoặc nước lạnh) chườm lạnh toàn bộ bầu vú. Hoặc bạn có thể dùng đất sét trộn với nước lạnh và giấm đắp lên toàn bộ bầu vú, 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý, sau mỗi lần đắp cần vệ sinh sạch sẽ để đàn con bú đảm bảo vệ sinh.
- Bước 2: Mát- xa bầu vú, 2 – 3 lần/ngày (cùng lúc với chườm lạnh). Hãy cố gắng vừa mát- xa vừa bóp sữa ra
Biện pháp phòng ngừa tránh sốt sữa cho lợn nái
- Đảm bảo chế độ nuôi dưỡng nái chửa tốt. Cho lợn ăn đúng khẩu phần, đủ dinh dưỡng và đủ rau xanh. Trường hợp cho ăn cám tự chế cần bổ sung thêm cám đậm đặc dành cho nái chửa.
- Chuồng trại đủ ánh sáng, khô, ấm.
- Trong vòng một tháng trước khi đẻ cho ăn liên tục men Men Thảo Dược với liều 20g/100kgP/ngày để tãng sức sống của bào thai cũng như tăng chất lượng sữa của lợn mẹ.
- Trước khi đẻ 4 ngày giảm dần khối lượng cám của nái chửa. Lúc này nên cho chúng ăn thức ăn dễ tiêu hoá.
- Trước khi đẻ 8 giờ, tiêm cho nái chửa một mũi kháng sinh Gentamox INJ với liều lml/l0kgP để phòng hội chứng sốt sữa (MMA).
- Vừa đỡ đẻ vừa cho lợn con bú sẽ kích lợn nái đẻ và kích thích tiết sữa tốt.