Theo cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khi họ đến thăm vườn tính đến tuần cuối tháng 2 năm 2021, diện tích trồng bưởi da xanh của tỉnh là 98 ha, đang có xu hướng tăng lên (34 ha) so với các tháng trước, tỷ lệ tăng từ 5-15% chủ yếu do điều kiện thời tiết bước vào các tháng mùa khô và thời kỳ đậu quả của cây bưởi.
Để giúp bà con hiểu rõ hơn và nắm vững các phương pháp phòng, trừ bệnh sâu đục bưởi tốt nhất, trước hết bà con phải hiểu rõ về vòng đời, đặc điểm sinh lý, nguy hại của các loài gây hại cho cây. Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc phòng trừ sâu bệnh ngày càng khó khăn hơn. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và phương pháp điều trị sâu đục bưởi da xanh.
Dấu hiệu của quả bị sâu đục
Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera. Vòng đời của sâu đục trái bưởi khoảng 23 – 30 ngày: Trứng 4 – 7 ngày, ấu trùng 9 – 15 ngày, nhộng 7 – 10 ngày, thành trùng 2 – 4 ngày.
– Giai đoạn trứng: Trứng được đẻ thành từng ổ trên mặt vỏ trái. Mới đẻ có màu trắng đục, lúc sắp nở có màu cam đỏ. Đường kính trứng khoảng 1 mm, mỗi ổ đẻ từ 3 – 10 trứng.
– Giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng có 4 tuổi, ấu trùng mới nở có màu vàng nhạt. Đầu màu nâu đen, sau đó màu sậm dần, sâu càng lớn thì màu càng đỏ đậm hơn, ấu trùng tuổi cuối có màu đỏ nâu. Sau đó chuyển sang màu nâu xanh trước khi hóa nhộng, cơ thể dài khoảng 14 – 20 mm.
– Giai đoạn nhộng: Nhộng màu nâu đậm, dài khoảng 10 – 13 mm.
– Giai đoạn thành trùng: Thành trùng có chiều dài thân khoảng 9 – 12 mm. Màu nâu xám với cánh trước có màu nâu vàng đến nâu xám, cánh sau trong suốt.
– Thành trùng sau khi vũ hóa 2 – 4 ngày thì bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm. Ban ngày thành trùng thường nằm yên trong tán lá. Trứng nở ra ở trên bề mặt vỏ trái sau 4 – 7 ngày ủ trứng và sau khi nở 1 – 2 giờ thì sâu non bắt đầu đục. Và chui vào bên trong trái gây hại. Khi đẩy sức, sâu nhả tơ thả mình xuống đất và hóa nhộng trong đất.
Sâu gây hại đến bưởi da xanh
Sâu mới nở đục ngay vào trái, ăn vỏ trái, sau đó sâu lớn dần. Đục sâu vào bên trong để ăn thịt trái, sâu còn ăn luôn cả hạt. Sâu đục và ăn rất nhanh, sâu ăn và thải phân tạo thành lớp mùn cưa bên ngoài vỏ trái theo lỗ đục. Trái bị sâu hại thường thấy nhựa tiết ra, làm cho quả đang phát triển sẽ bị rụng sớm. Quả trưởng thành bị thối và cũng có thể bị rụng trước thu hoạch. Sâu thường đục từ vị trí giữa trái xuống đáy trái. Sâu có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái từ rất sớm từ khi đậu trái đến trái gần thu hoạch.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
– Thường xuyên tỉa và tiêu hủy toàn bộ trái bị nhiễm sâu kể cả những trái rụng trên mặt đất để diệt sâu.
– Bao trái sau khi trái đậu khoảng một tháng kết hợp với tỉa bớt một số quả có phẩm chất kém. Trước khi bao trái nên phun thuốc trừ sâu kết hợp dầu khoáng toàn bộ vườn thì hiệu quả bao trái sẽ rất cao. Tạo điều kiện cho cây ra chồi và hoa đồng loạt bằng việc cắt tỉa cành. Và chế độ phân bón hợp lý để tăng sức khỏe cho cây.
– Bồi bùn để hạn chế nơi sâu làm nhộng. Có thể rải thuốc SAGO SUPER 3G hoặc GÀ NÒI 4G để diệt nhộng trong đất.
– Dùng bẫy đèn bẫy thành trùng. Sau khi vũ hóa, con cái bắt cặp giao phối và đẻ trứng, khoảng 4 – 7 ngày trứng nở. Do vậy nên phun thuốc sau khi mật số thành trùng cao nhất, khoảng từ 4 – 7 ngày sau có thể sử dụng các loại thuốc sau để diệt sâu non: SECSAIGON 25EC, SAIKUMI 39.35SC… Khi phun có thể pha thêm dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để chống rửa trôi và tăng hiệu lực diệt sâu.
Áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp
Sử dụng bộ giải pháp trừ sâu để phun xịt. Đồng thời sau đó bao trái lại. Quan sát chung quanh dưới gốc thu gom và hái những trái bị sâu ăn. Bổ nhỏ cho vào túi nhựa buộc kín phơi nắng ít nhất 4-5 giờ đem chôn sâu.
Làm cỏ, dọn sạch rác mục dưới gốc cho sâu không nơi làm nhộng. Tưới phun nước đẫm trên cây vào buổi chiều mát để hạn chế bướm đẻ trứng và nước ngập vườn để diệt nhộng dưới đất. Vì lúc bướm đẻ thích nơi khô ráo, khoảng 5-7 giờ chiều tối. Thăm khám vườn thường xuyên.