Trong thời điểm trước đây, hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp ở tôm (hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm – EMS) được nhận định là khiến cho tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề về doanh thu cho người nuôi tôm. Với những con tôm dưới 35 ngày tuổi thì tỷ lệ chết lên đến 80%. Tuy nhiên hiện nay các chuyên gia đã tìm ra được nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm hiệu quả. Mọi người hãy cùng tham khảo loạt thông tin mà chúng tôi chia sẻ sau đây nhé.
Nguyên nhân gây chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm
Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS), được ghi nhận lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, tại Việt Nam năm 2010, ở Malaixia và Thái Lan năm 2011 và ở Mêhicô năm 2013. Bệnh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người chăn nuôi tôm.
Sau hơn 2 năm nghiên cứu, ngày 01/05/2013, GS Lightner (Đại học Arizona, Mỹ) đã xác định được tác nhân chính gây bệnh chết sớm (hoại tử gan tụy) là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Bệnh xảy ra nặng hơn nếu môi trường ao nuôi xấu bao gồm nền đáy ao cũ ở vùng có phèn, ôxy hòa tan thấp, sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác (dư lượng độc tố cypermethrine và deltamethrine ảnh hưởng xấu đến chức năng gan tụy), ao không gây được tảo hay màu nước không ổn định, thời tiết biến động mạnh, ao phát sáng hay áp lực dịch bệnh cao (các ao xung quanh xuất hiện tôm chết).
Trường hợp tôm chết rất sớm (6-10 ngày thả nuôi) thường xảy ra khi gan tụy tôm giống đã nhiễm Vibrio parahaemolyticus trước đó (trong trại giống).
Biểu hiện khi tôm mắc bệnh
– Căn bệnh này thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện.
– Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nhiều trường hợp tôm rớt đáy rất nhanh.
– Gan tụy của tôm bị bệnh thường sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc gan teo (gan chai), sậm màu. Gan tụy không còn các giọt dầu và bị phá hủy do nhiễm khuẩn.
– Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm thẻ thường kèm đục cơ.
Những phương pháp giúp kiểm soát bệnh
Lựa chọn giống tốt từ đầu
Lịch sử ngành bệnh học tôm cho thấy việc điều trị sau khi bệnh đã xảy ra là rất khó. Lý do vì tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu. Sau khi mắc bệnh tôm thường bỏ ăn nên không đưa thuốc vào được. Thường khi mắc bệnh, tôm chết rất nhanh nên khó có thể điều trị kịp. Biện pháp phòng bệnh là khả thi nhất và có thể áp dụng trên diện rộng.
Việc lựa chọn tôm giống sạch bệnh là khâu then chốt trong chủ động phòng tránh nhiễm bệnh EMS theo cả con đường lây ngang và lây dọc của dịch bệnh. Chọn giống tốt gan tụy lấp đầy vỏ đầu ngực, quan sát kính hiển vi thấy nhiều giọt dầu. Tuyệt đối không chọn tôm phát sáng. Nên mua giống từ nhiều trại và các mẻ khác nhau để giảm rủi ro.
Trong thời gian ương tôm giống, người nuôi cần tạo môi trường thật tốt (thật nhiều ôxy, khoáng, pH ≥ 7,8, độ kiềm ≥ 100 ppm) và bổ sung dinh dưỡng dồi dào (vitamin, khoáng, acid hữu cơ). Tôm qua giai đoạn ương 1-3 tuần sẽ được tăng cường sức khỏe; có khả năng thích ứng tốt hơn khi thả vào ao lớn.
Bên cạnh đó, người nuôi cần dọn sạch bùn đen, phơi khô nền đáy (vùng không nhiễm phèn). Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cua còng. Gây màu nước ổn định và sát trùng nước cũng là việc quan trọng cần làm.
Giữ môi trường ổn định cho tôm
– Hạn chế hiện tượng nước ao phát sáng trong tháng nuôi đầu. Nếu xảy ra thì thay nước giảm độ mặn và sát trùng nước ao nuôi. Sau 24 tiếng thì bạn cấy vi sinh BIO ZEOGREEN trở lại.
– Khi phát hiện tảo đậm (độ trong dưới 30 cm hoặc/và dao động pH trong ngày trên 0,5 hoặc dao động chiều nay so hơn chiều hôm qua trên 0,2), người nuôi không nên sử dụng hóa chất cắt tảo. Bạn cần cắt giảm thức ăn kết hợp với tăng lượng vi sinh POND FLOC. Cho đến khi màu tảo trở lại bình thường thì tạm dừng bổ sung vi sinh.
– Loại bỏ tảo độc (nước ao màu xanh lam hoặc đỏ đậm) bằng cắt giảm mạnh thức ăn kết hợp với vi sinh. Bổ sung thêm BIO YUCCA FOR SHRIMP để khử khí độc H2S.
– Ngoài ra kết quả nghiên cứu nuôi kết hợp tôm và cá rô phi đã chỉ ra cá rô phi giúp thiết lập một hệ sinh thái vi sinh trong nước ao với các quần thể tảo và vi khuẩn cân bằng. Trong một hệ sinh thái vi sinh cân bằng như vậy, vi khuẩn gây bệnh ít có cơ hội phát triển đến đủ mật độ có thể gây bệnh cho tôm. Sự hiện diện của cá rô phi còn giúp cho các biến động lớn về hệ vi sinh này ít xảy ra.
Sử dụng thuốc phòng ngừa bệnh
– Sử dụng BIO OXYTETRA FOR AQUACULTURE giúp hỗ trợ trị bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio ngay khi chuyển sang thức ăn số 1 (ngày thứ 6 hay thứ 7). Mỗi đợt bạn trộn thuốc 7 ngày và nghỉ 7 ngày. Liệu trình sẽ kết thúc ở ngày thứ 42-45.
– Xen kẽ giữa các đợt trộn thuốc, người nuôi cần bổ sung vitamin và khoáng giúp. Chúng giúp tôm phát triển, hạ pH đường ruột và kích thích tôm bắt mồi.
– Lấn át số lượng vi khuẩn gây hại Vibrio và phân hủy chất thải bằng cách cấy vi sinh BIO ZEOGREEN định kỳ 7 ngày. Phòng khí độc H2S tích tụ ở bùn đen đáy ao bằng vi sinh POND FLOC ở ngày nuôi 30, 60 và sau đó định kỳ 10 ngày/lần.
– Nếu áp lực bệnh gia tăng (ao xung quanh bệnh) hoặc khi điều trị bệnh gan tụy, nước ao cần được sát trùng bằng BIO BKC 80 FOR SHRIMP. Sau 24 tiếng thì bạn cấy vi sinh BIO ZEOGREEN trở lại.
– Trong 20 ngày đầu tiên tôm sẽ lột xác nhiều lần; lý do vì tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn (1,5-5 ngày/lần). Lúc này người nuôi cần liên tục cung cấp khoáng BIO ACTIVIT FOR SHRIMP định kỳ 10 ngày.
Với những thông tin trên, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức để chủ động hơn trong phòng và điều trị hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm. Chúc mọi người có những giây phút thư giãn với thông tin chúng tôi cung cấp.