• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Xanh 360
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Xanh 360
No Result
View All Result

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm ở heo

Nguyễn Hiếu by Nguyễn Hiếu
27/10/2021
in Chăn nuôi, Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
0
Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm ở heo
Viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm là bệnh khá phổ biến ở heo

Viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm là bệnh khá phổ biến ở heo

Trong quá trình chăn nuôi heo, ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, tắm rửa và vệ sinh chuồng trại cho heo theo định kỳ, thì người nuôi cũng nên thường xuyên để ý tới những biểu hiện bất thường xảy ra ở vật nuôi để chẩn đoán tình trạng sức khoẻ và có phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất cho chúng. Nếu như khi thấy heo có một vài biểu hiện bên ngoài như kén ăn, nôn mửa và tiêu chảy dữ dội thì đó có thể là nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm ở heo.

Đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở heo. Căn bệnh viêm dạ dày, ruột này thường gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với đàn heo nuôi. Thậm chí, nếu người nuôi không biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho heo đúng phương pháp thì có thể dẫn đến nguy cơ lây lan ra cả đàn, và khiến heo bị chết nhanh chóng, đặc biệt là những con heo con. Vì thế, trang bị kiến thức, dụng cụ vệ sinh và thuốc men là cách hữu hiệu nhất để đẩy lùi dịch bệnh này ở đàn heo nuôi.

Mục lục

  • Tác nhân gây ra bệnh viêm dạ day, ruột truyền nhiễm ở heo
  • Những triệu chứng ở heo khi mắc bệnh viêm dạ day, ruột truyền nhiễm
  • Bệnh tích ở heo bị bệnh viêm dạ day, ruột truyền nhiễm
  • Những biện pháp phòng ngừa và xử lý khi heo bị bệnh

Tác nhân gây ra bệnh viêm dạ day, ruột truyền nhiễm ở heo

Bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus xâm nhiễm và phá hủy các tế bào biểu mô nhung mao của không tràng và hồi tràng, dẫn đến tổn thương và teo nhung mao nghiêm trọng, gây kém hấp thu, tiêu chảy thẩm thấu và mất nước. Thời gian ủ bệnh khoảng 18 giờ. Sự nhiễm trùng lây lan nhanh chóng bởi khí dung hoặc do tiếp xúc. Sự bùng dịch nghiêm trọng thường xảy ra phổ biến vào mùa đông vì virut sống sót tốt hơn ở nhiệt độ lạnh.

Những triệu chứng ở heo khi mắc bệnh viêm dạ day, ruột truyền nhiễm

Những triệu chứng ở heo khi mắc bệnh viêm dạ day, ruột truyền nhiễm
Tỷ lệ chết ở heo con dưới 1 tuần tuổi khi nhiễm bệnh lên tới 100%

Ở những đàn không có miễn dịch, nôn ói thường là triệu chứng đầu tiên. Sau đó sẽ là tiêu chảy nhiều nước, mất nước và khát nước quá mức. Phân của heo con theo mẹ thường chứa sữa đông không tiêu. Tỷ lệ chết gần 100% ở heo con dưới 1 tuần tuổi. Trong khi đó, heo trên 1 tháng tuổi hiếm khi chết. Heo nái mang thai thỉnh thoảng bị sảy thai. Heo nái nuôi con thì thường nôn ói, tiêu chảy và mất sữa. Trên heo con theo mẹ sống sót, tiêu chảy vẫn tiếp tục trong khoảng 5 ngày, nhưng heo lớn hơn có thể bị tiêu chảy trong thời gian ngắn hơn.

Trong các đàn quy mô lớn bị nhiễm TGE, các triệu chứng lâm sàng có thể rất khác nhau. Nó tùy thuộc vào mức độ miễn dịch và cường độ phơi nhiễm. Khả năng miễn dịch nhờ kháng thể trong sữa mẹ thường chỉ đủ để bảo vệ heo con trong 4-5 ngày tuổi. Khi hàm lượng kháng thể trong sữa giảm, heo con có thể bị nhiễm trùng và bị bệnh. Tùy thuộc vào mức độ miễn dịch và phơi nhiễm mà tiêu chảy có thể nhẹ ở một số lứa nhưng nặng ở các lứa khác. Nếu miễn dịch thụ động đủ để bảo vệ heo trong suốt thời kỳ theo mẹ thì tiêu chảy thường xảy ra trong vài ngày đầu sau cai sữa.

Bệnh tích ở heo bị bệnh viêm dạ day, ruột truyền nhiễm

Heo con chết bởi TGE bị mất nước nghiêm trọng, phân lỏng dính vào da. Dạ dày thường chứa sữa đông chưa tiêu nhưng cũng có thể trống rỗng. Ruột non có thành mỏng và toàn bộ ruột chứa chất dịch lỏng màu xanh lá nhạt hoặc màu vàng và sữa không tiêu vón cục. Heo lớn hơn có một vài bệnh tích đáng chú ý; đặc biệt là kết tràng chứa chất lỏng chứ không phải phân. Hiện tượng teo nhung mao có thể nhìn thấy bằng cách kiểm tra niêm mạch ruột non bằng kính lúp.

Những biện pháp phòng ngừa và xử lý khi heo bị bệnh

Những biện pháp phòng ngừa và xử lý khi heo bị bệnh
Luôn giữ vệ sinh cho đàn heo và chuồng nuôi

Bệnh không có thuốc đặc trị. Chỉ hỗ trợ cho heo con bằng cách tăng sức đề kháng, giữ vệ sinh chuồng trại; giữ ấm cho heo con, tạo môi trường khô ráo ấm áp nhằm giảm các bệnh kế phát. Biện pháp hữu ích là tăng nhiệt độ chuồng nuôi. Điều đó giúp giảm tối thiểu mất nhiệt cơ thể. Ngoài ra cần bổ sung điện giải để chống mất nước cho heo. Sử dụng globulin miễn dịch đã được báo cáo là có mang lại lợi ích. Cai sữa trễ hơn đối với các heo con đang ăn thức ăn tập ăn có thể làm giảm tỷ lệ chết.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho heo nái. Nên tiêm 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Ngoài ra, heo con ngay khi ra đời cần được bú sữa mẹ để có kháng thể tốt nhất. Bên cạnh đó, phải thực hiện quản lý cơ sở chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; “all-in/all-out’ đối với chuồng đẻ, chuồng cai sữa, và các chuồng heo lứa-thịt. Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

Do virus TGE rất dễ truyền lây thông qua con người, động vật, và đồ vật truyền bệnh (fomite); do đó cần phải đặc biệt cẩn thận để ngăn ngừa lây lan sang các nhóm heo không phơi nhiễm và sang các đàn lân cận.

Tags: bệnh truyền nhiễmbệnh viêm dạ dày ở heochăn nuôiCoronavirusgia súcphương pháp phòng bệnh
Previous Post

Học ngay kỹ thuật vỗ béo bò thịt hiệu quả

Next Post

Thiếu máu truyền nhiễm ở gà và cách khắc phục

Next Post
Bệnh cánh xanh có thể xảy ra với gà từ 2-24 tuần tuổi

Thiếu máu truyền nhiễm ở gà và cách khắc phục

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Định

    Đến Nam Định, đừng bỏ lỡ 8 đền chùa mang nét đẹp lịch sử

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cát-xê Ngôn Thừa Húc bất ngờ tăng cao sau nhiều năm làm nghệ thuật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao nhà nông nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Con gái út Harper lớn phổng phao và xinh đẹp khi lên 10

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những điểm thu hút khách du lịch đến với quốc đảo Singapore

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Du lịch vùng Tuscany – Vùng đất lãng mạn và đầy quyến rũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn phương pháp nuôi gà con tại nhà hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bỏ túi những kỹ thuật trồng đậu đỏ đạt hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách điều trị một số căn bệnh hay gặp trên baba

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Làm sao để nuôi chim cút cho giá trị kinh tế cao?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In