Con ba ba hiện nay là một trong những giống thuỷ sản được nhiều người yêu thích. Ba ba được nuôi với quy mô lớn từ những năm 1990 và đã trở thành một loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao giúp nhiều vùng nông thôn trên cả nước cải thiện được cuộc sống. Không chỉ vậy, nhiều gia đình đã giàu lên thành tỷ phú từ việc nuôi ba ba. Để hiểu hơn về kỹ thuật nuôi ba ba mang lại hiệu quả cai, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
Đặc điểm sinh học của ba ba
Hiện nay ở Việt Nam có 04 loài Ba Ba: Ba Ba Hoa, Ba Ba Gai, Ba Ba lẹp suối (Ba ba suối) và Cua Ðinh (Ba Ba Nam bộ). Ba Ba Hoa được nuôi nhiều nhất. Ba Ba sống chủ yếu ở nước nhưng thở bằng phổi. Ăn động vật là chính. Sử dụng tốt thức ăn viên có hàm lượng đạm cao >30% đạm.Sống chủ yếu ở nước ngọt, thích yên tĩnh, có khả năng leo trèo tốt. Nuôi 1 năm Ba ba có trọng lượng 0,5 – 0,8kg/con. Ba Ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, phơi nắng hoặc đẻ trứng.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi
Chuẩn bị bể nuôi
– Diện tích bể từ 20m2 trở lên.
– Diện tích ao từ 50 trở lên.
– Chọn vị trí thoáng mát, yên tĩnh.
– Nguồn nước sạch và chủ động thay theo nhu cầu.
– Nhiệt độ nước : 25 – 30oC.
– pH nước : 6,5 – 8,5.

– Mực nước khi mới thả nuôi chỉ cần 50 -60cm , sau đó tăng dần lên tốt nhất là 1,2 – 1,5m.
– Xung quanh bờ nên chắn tole hay xây tường và có gờ chắn ngang ở phía trên (dạng kết đôi) để tránh Ba Ba leo di.
Chọn ba ba giống
Mỗi vùng miền có điều kiện khí hậu khác nhau thì nên chọn loại ba ba thích hợp. Cách nuôi ba ba có tốt không còn phụ thuộc nhiều vào việc chọn giống. Điển hình như ở miền Bắc có thể lựa chọn một số giống như: Ba ba lẹp suối, ba ba gai, ba ba trơn. Đối với miền Nam thì nên nuôi các giống ba ba trơn, cua đinh hoặc ba ba gai.
Bà con nên chọn con giống có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng với trọng lượng tương đương nhau. Ba ba khỏe mạnh, nhìn da không bị trầy xước. Mỗi con giống có kích thước nhỏ hơn 2kg. Tỷ lệ đực cái nên vào khoảng 5 con ba ba đực với 1 con ba ba cái.
Cách thả giống ba ba
Chọn được giống ba ba tốt đã khó, bà con càng cần lưu ý hơn đến việc thả giống ba ba sao cho phù hợp. Thông thường thời gian tốt nhất để thả giống ba ba chính là rơi vào tầm tháng 1 – 2 âm lịch. Các hộ chăn nuôi sẽ làm sạch ao nuôi và bắt đầu thả những con ba ba có trọng lượng đều nhau vào cùng hồ. Trung bình sau khoảng 7 – 9 tháng, bà con có thể thu hoạch được ba ba để xuất bán lấy thịt.
Mật độ ba ba trong bể nuôi
– Cở Ba ba thả nuôi tốt nhất là 20 – 30g/con.
– Chọn giống khỏe mạnh (khi lật ngữa ba ba có thể tự lật úp trở lại) và ở trại có uy tín để đảm bảo chất lượng giống.
– Mật độ thả nuôi từ 1 – 5 con/ m2 tùy theo điều kiện của từng nông hộ.
– Thời gian thả nuôi tốt nhất vào tháng 4 – 5 dl.
Chăm sóc và quản lý

a) Cho ăn:
– Cho Ba Ba ăn ngày 2 lần (sáng khoảng 8 giờ và chiều khoảng 4 giờ).
– Thức ăn phải tươi và tốt nhất nên để ở sàn cho ăn để dễ kiểm soát.
– Lượng thức ăn hàng ngày chiếm từ 5 – 7% trọng lượng cơ thể.
– Thức ăn tươi sống nên rửa qua nước muối 5% khi cho ba Ba ăn.
b) Quản lý ao nuôi:
– Thường xuyên kiểm tra cống, nước tràn bờ, địch hại vào hại ba ba.
– Cho ăn đều đặn, đầy đủ, giữ sạch khu vực cho ăn. Không để thức ăn thừa.
– Không để nước ao và nền đáy bị thối, bẩn.
– Khống chế độ sâu, màu nước và chất lựong nước ao trong phạm vi thích hợp.
c) Các bệnh thường gặp ở Ba ba:
– Bệnh nấm thủy mi và ký sinh:
+ Nấm thủy mi xuất hiện tạo những vùng trắng xám có các sợi nấm mềm có thể nhìn bằng mắt hoặc khi ba ba bị ký sinh ở kẻ chân.
+ Cách trị :dùng Malachite nồng độ 0,1g/m3 trở lên cách nhau 24 giờ.
– Bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn:
+ Khi nước ao bị dơ, Ba ba bị sây sát sau dó các vết loét bị xuất huyết, màu da giống như bị khô, móng chân hay bị cụt.
+ Cách trị: dùng cồn lau sạch miệng vết loét sau dó dùng kháng sinh Tetracilin bôi lên vết loét. Hoặc tiêm 100mg/kg Ba ba bằng Streptomycin. Tiêm 3 lần trong một tuần.