• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Xanh 360
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Xanh 360
No Result
View All Result

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh xì mủ xuất hiện trên cây cao su

Nguyễn Phượng by Nguyễn Phượng
27/10/2021
in Nông nghiệp, Phòng và trị bệnh cây trồng
0
Nấm gây bệnh xì mủ cao su là Phytophthora palmivora gây ra
Nấm gây bệnh xì mủ cao su là Phytophthora palmivora gây r

Nấm gây bệnh xì mủ cao su là Phytophthora palmivora gây r

Thời tiết mưa nhiều là điều kiện thuận lợi nhất để dịch bệnh xâm nhập và phá hoại mùa màng. Vì vậy, việc nhận biết bệnh và có biện pháp phòng tránh ngay là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bệnh xì mủ do nấm Phytophthora palmivora gây ra là bệnh phổ biến ở các vùng cao su trên thế giới và ở Việt Nam. Khi bệnh phá hoại trên vết cắt, làm rút ngắn chu kỳ khai thác cao su, sản lượng mủ do bệnh gây ra có thể bị phá hủy đến 40%. Nắm bắt được tình hình thực tế hiện nay, xin chia sẻ đến quý vị và các bạn cách nhận biết triệu chứng của bệnh xì mủ, để có biện pháp phòng tránh hiệu quả càng sớm càng tốt.

Mục lục

  • Dấu hiệu bệnh xì mủ
  • Nguyên nhân gây ra bệnh xì mủ
  • Đặc điểm của bệnh
  • Biện pháp phòng bệnh xì mủ
  • Top thuốc trừ xì mủ ở cao su
    • Điều trị xì mủ ở cao su với Sprayphos 620SL
    • Xử lý xì mủ ở cao su nhanh chóng với Alpine 80WG

Dấu hiệu bệnh xì mủ

– Tùy theo tuổi cây và bộ phận bị hại mà triệu chứng bệnh biểu hiện cũng khác nhau.

– Trên cây con ở vườn ươm và vườn nhân gốc ghép bệnh xì mủ cao xu thường phát sinh và gây hại trên thân cành và cuống lá. Tại những vị trí nhiễm bệnh, nhựa tự chảy ra thành từng giọt. Bệnh nhiễm nặng có thể ăn sâu vào trong lõi gỗ, bên trong thân xuất hiện các sọc đen sẫm.

– Trong điều kiện ẩm ướt, trên vết bệnh xuất hiện lớp nấm trắng. Bệnh nhiễm nặng khiến cây con khô và chết.

– Đối với những cây cao su trưởng thành đã khai thác nhựa: Vết bệnh xuất hiện trên cành non, cuống lá, thân cây. Đặc biệt là ở cành lớn và thân cây khi bị nhiễm bệnh khiến lớp vỏ sưng phồng lên, mô bệnh bị chảy nhựa. Khi cắt lớp vỏ ngoài thấy phiến nhựa và bề mặt lõi gỗ thâm đen và có mùi hôi.

– Khi vết bệnh hại trên miệng mặt cạo mủ là thối miệng cạo, biến nâu lớp vỏ kế tiếp. Trên những đường cạo có những sọc đen nhỏ như nét bút chì đậm song song với chiều thẳng đứng của cây. Khi bệnh nhiễm nặng những sọc này sẽ loang rộng liên hợp tạo thành sọc to thâm đen phát triển dần lên vỏ tái sinh và phần vỏ nguyên sinh ở dưới đường cạo.

Kết luận: Triệu chứng chung của bệnh xì mủ cao su là làm các vị trí bị bệnh thân, cành ứ nhựa, đen thâm mặt lõi gỗ, phá hoại các ống mủ sơ cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của cung tương tầng. Năng suất mủ do bệnh gây ra thiệt hại tới 40%.

Nguyên nhân gây ra bệnh xì mủ

Triệu chứng chung của bệnh xì mủ cao su là làm các vị trí bị bệnh thân, cành ứ nhựa
Triệu chứng chung của bệnh xì mủ cao su là làm các vị trí bị bệnh thân, cành ứ nhựa

– Nấm gây bệnh xì mủ cao su là Phytophthora palmivora gây ra. Thuộc họ Pythiaceae, bộ Pythiales, lớp Nấm Tảo.

– Sợi nấm to nhỏ không đều, đường kính sợi từ 2 – 6 micromet.

– Bào tử phân sinh hình quả chanh, núm đỉnh rõ ràng, kích thước 29,3 – 49,4 micromet. Khi nảy nầm tạo nhiều bào tử động hình quả thận, có 2 lông roi. Đường kính 4,5 – 7,5 micromet hoặc có thế nảy nầm trực tiếp ra ống phấn.

– Trong điều kiện ẩm độ thấp, trời khô, bào tử nảy mầm trực tiếp thành ống mầm. Trong điều kiện có nước và nhiệt độ thấp, bào tử tạo thành nhiều bào tử động nhanh chóng. Các bào tử di chuyển theo nước xâm nhiễm lây bệnh qua miệng cắt mặt cạo, qua vết thương cơ giới và lỗ hở tự nhiên.

Đặc điểm của bệnh

– Bệnh xì mủ phát sinh, phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó nhiệt độ, ẩm độ có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của bệnh.

– Phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển bệnh từ 20 – 25ºC. Nhiệt độ có liên quan đến sự phát triển tăng kích thước vết bệnh trên cây. Độ ẩm lại là yếu tố quan trọng tạo cho nấm dễ lây lan và tăng nhanh số lượng vết bệnh trên cây. Độ ẩm từ 85 – 95% rất thích hợp cho sự phát triển của bệnh.

– Với điều kiện khí hậu của miền Bắc, ở vùng Phủ Quỳ, Nghệ An bệnh thường phát sinh từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Cao điểm bệnh từ tháng 10 đến tháng 2. Những giai đoạn bệnh hại nghiêm trong nhất là từ tháng 10 – 12.

Bệnh xì mủ phát sinh, phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Bệnh xì mủ phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

– Ở Thừa Thiên Huế bệnh thường gây hại nặng vào các tháng 9 – 11 hằng năm.

– Trong các lô cao su trồng dày cành lá sum xuê, thiếu ánh sáng bệnh thường nặng hơn các lô trồng thưa, quang sáng. Nơi đất trũng ẩm thấp bệnh cũng nặng. Kỹ thuật cạo mủ cạo sâu quá tạo cơ hội tốt cho nấm xâm nhiễm; làm bệnh cũng dễ phát sinh nhiều. Các dòng vô tính cao su nhiễm bệnh nặng: RRIM 600, PR255, RRIV 4…

Biện pháp phòng bệnh xì mủ

– Tiến hành phòng bệnh ngay từ giai đoạn vườn ươm bằng cách phun Boocđô 0,5 – 1% trước mùa bệnh phát triển.

– Đối với mắt ghép chú ý xử lý thuốc để ngăn ngừa bệnh bằng dung dịch CuSO4.5H2O 1% trong 5 phút. Trước khi nhúng vào thuốc cần bôi sáp kín mặt cắt tránh thuốc xâm nhập vào lõi gỗ. Sau khi nhúng thuốc phải rửa sạch nước, hong khô trong râm trước khi đem ghép.

– Khi bệnh xuất hiện phải lấy dao sắc cạo mô bị bệnh và bôi quét thuốc kịp thời. Cần phát hiện bệnh sớm khi vết bệnh còn nhỏ và nhẹ. Sử dụng thuốc metalaxyl + mancozeb (Ridomil MZ-72, Mexyl MZ-72) pha nồng độ 2% trong nước hoặc có thêm chất bám dính. Lưu ý: Chỉ áp dụng biện pháp phòng trị bằng thuốc khi có triệu chứng bệnh xuất hiện. Các cây bị bệnh nặng phải cho nghỉ cạo để chữa trị dứt điểm rồi mới cho cạo lại.

– Đối với lô cao su đã lớn, trước thời kỳ bệnh nặng cần tỉa bỏ cành bệnh, cây bệnh, vệ sinh sạch cỏ. Tạo điều kiện quang thoáng trong lô cao su, có biện pháp trồng và chăm sóc cao su hợp lý. (cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cao su. Nên chọn sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cao su để đạt hiệu quả cao nhất).

Top thuốc trừ xì mủ ở cao su

Sprayphos 620SL là thuốc đặc trị bệnh xì mủ trực tiếp
Sprayphos 620SL là thuốc đặc trị bệnh xì mủ trực tiếp

Điều trị xì mủ ở cao su với Sprayphos 620SL

– Sprayphos 620SL là thuốc đặc trị bệnh xì mủ trực tiếp. Ngăn chặn sự hình thành bào tử của các loại nấm Phytophthora, Pseudoperonospora, Pythium,… Bằng cơ chế khoanh vùng khu nhiễm bệnh. Không cho vết loét lây lan ra rộng hơn, bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm lành vết bệnh.

– Hoạt chất Phosphorous acid là thành phần chính của thuốc. Có tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên có trong cây; giúp cây tăng sức đề kháng

Xử lý xì mủ ở cao su nhanh chóng với Alpine 80WG

– Thuốc Alpine 80WG với hoạt chất Fosetyl – Aluminium. Được biết đến với ưu điểm nổi trội là khả năng lưu dẫn 2 chiều. Thuốc có khả năng phân tán nhanh, di chuyển đều khắp các bộ phận của cây. Từ rễ lên tới thân, cành, lá chỉ sau khi phun ít giờ. Vì vậy, Alpine 80WG được đánh giá là loại thuốc BVTV có khả năng tiêu diệt nhanh. Triệt để mầm nấm gây xì mủ dù nấm phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào trên cây cao su.

– Một ưu điểm nữa chứng minh thuốc được ưu tiên lựa chọn là do thuốc dễ dàng sử dụng. Có độ bám dính tốt, ở dạng hạt cốm, kích thước hạt thuốc siêu mịn. Giúp thuốc dễ tồn tại trên cây dù có gặp điều kiện thời tiết mưa hay do con người phun tưới.

Tags: bệnh xì mủcây cao suthuốc trừ xì mủ
Previous Post

Các loại sâu bệnh hại quế và biện pháp phòng trừ

Next Post

Kỹ thuật trồng Xoan ta dễ dàng, nâng cao thu nhập cho bà con

Next Post
Lá cây xoan ta có thể dùng làm thuốc

Kỹ thuật trồng Xoan ta dễ dàng, nâng cao thu nhập cho bà con

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Định

    Đến Nam Định, đừng bỏ lỡ 8 đền chùa mang nét đẹp lịch sử

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cát-xê Ngôn Thừa Húc bất ngờ tăng cao sau nhiều năm làm nghệ thuật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao nhà nông nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Con gái út Harper lớn phổng phao và xinh đẹp khi lên 10

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những điểm thu hút khách du lịch đến với quốc đảo Singapore

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Du lịch vùng Tuscany – Vùng đất lãng mạn và đầy quyến rũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn phương pháp nuôi gà con tại nhà hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bỏ túi những kỹ thuật trồng đậu đỏ đạt hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách điều trị một số căn bệnh hay gặp trên baba

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Làm sao để nuôi chim cút cho giá trị kinh tế cao?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In