Nho là một loại trái cây được trồng nhiều ở nước ta với giá trị kinh tế cao. Cây nho thường được nhân giống bằng các phương pháp vô tính như giâm cành, chiết cành và ghép cành. Hạt nho chỉ dùng để lấy cây làm gốc ghép. Phương pháp nhân giống nho chủ yếu ở nước ta hiện nay là giâm cành. Vì phương pháp này dễ thực hiện và nhanh cho quả, sau đó là phương pháp ghép cành. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những phương pháp trồng nho vô tính ở bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật là gì?
Thực vật có một số cơ chế để sinh sản vô tính hoặc sinh dưỡng. Một số trong số này đã được áp dụng trong trồng trọt và người làm vườn để nhân giống hoặc bản sao các cây nhanh chóng. Con người có thể sử dụng các quá trình này như các phương pháp nhân giống, chẳng hạn như nuôi cấy mô và ghép mô.
Thực vật được sản xuất bằng vật liệu từ một bố mẹ duy nhất và do đó không có sự trao đổi vật liệu di truyền, do đó phương pháp nhân giống sinh dưỡng hầu như luôn tạo ra những cây giống hệt bố mẹ. Sinh sản sinh dưỡng sử dụng các bộ phận của cây như rễ, thân và lá. Kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bao gồm:
- Chiết cành không khí hoặc mặt đất.
- Giâm cành.
- Phân chia.
- Ghép và ghép chồi, được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây ăn quả
- Vi nhân giống
- Giâm cành
Những phương pháp nhân giống vô tính ở cây nho
Giâm cành – Cách nhân giống do nhanh, có hệ số nhân giống cao
Chọn những cành đã thành thục (đã hóa gỗ cứng) của vụ trước từ những cây nho khỏe, có năng suất cao. Cành giâm nên có tuổi từ 4 -12 tháng, cành trên 12 tháng tuổi tuy mau ra rễ nhưng mầm thường yếu. Đường kính cành hom khoảng 0,7-0,8cm (cỡ cây bút chì), cắt thành đoạn dài 20 cm có 3-4 mắt. Đánh dấu phía gốc và phía ngọn đoạn hom (chẳng hạn phía ngọn hom cắt thẳng, phía gốc cắt xiên). Hom giâm trong cát hoặc mùn cưa khoảng 1-2 tuần lễ trong bóng râm và đủ ẩm thường xuyên.
Khi vết cắt phía gốc có sẹo và mắt bắt đầu nảy thì đem giâm tiếp trong túi nilông chứa hỗn hợp đất, cát và phân hữu cơ Hoai, mỗi thứ khoảng 1/3. Sau khi giâm 20- 40 ngày thì ra rễ và mọc cây, có thể đem trồng. Để mau ra rễ có thể nhúng hom trước khi giâm trong các chất điều hòa sinh trưởng IBA hoặc NAA nồng độ 1.000-2.000 ppm. Ở Ninh Thuận, một số nông dân trồng bằng cách cắm 3-4 hom trực tiếp xuống hố trồng, sau đó nhổ bớt chỉ để lại một cây mầm khỏe.
Ghép cành – Phương pháp nhân giống mang nhiều hiệu ứng tích cực
Phương pháp ghép thường áp dụng ở châu Âu; do thường bị loại rầy Phylloxera gây hại nên phải dùng gốc ghép có sức chống chịu với rầy. Ở nước ta chưa có loại rầy này nên chưa nghiên cứu các loại gốc ghép và quản lí vườn cây ghép cũng khá phức tạp nên chưa áp dụng cách ghép. Có 2 cách ghép thường dùng là ghép mắt và ghép cành (ghép nêm). Cả 2 cách ghép đều cho tỉ lệ sống tương tự nhau. Cách chọn cành ghép cũng giống như cách chọn cành giâm. Vấn đề quan trọng là phải xác định được giống làm gốc ghép tốt và thích hợp.
Chiết cành – Cách nhân giống nho nhanh nhưng hệ số nhân giống thấp
Chọn cành chiết là những cành bánh tẻ khỏe, vỏ còn xanh, khoảng 2 -3 tháng tuổi, đường kính khoảng 0,8 -1,0 cm. Trên cành bóc một khoanh vỏ rộng 2-3 cm, cạo sạch đến gỗ, bọc mùn cưa hoặc đất trộn phân hữu cơ, rơm rạ mục băm nhỏ; bên ngoài bọc giấy nilông trắng mỏng. Đất làm bầu đủ ẩm. Sau khi bó bầu xong buộc dây treo đoạn cành chiết lên giàn. Bóc một khoanh vỏ ngay dưới chỗ bầu đất để hạn chế chất dinh dưỡng chuyển xuống phía dưới sẽ kích thích ra rễ nhanh hơn. Sau khi chiết khoảng 4 tuần lễ thì ra rễ. Thường chỉ trồng nho chiết khi cần có cây to trồng dặm vào chỗ thiếu cây để khỏi bị cây trồng trước lấn át.