Lá vàng và rụng nhiều, cây không phát triển, còi cọc …. Đó là bệnh đốm nâu lá trên cây chè, rất khó điều trị và phục hồi, nếu người dân cứ để lâu sẽ gây ra một số lượng lớn cây chè chết. Sâu bệnh không chỉ là kẻ thù của cây chè, mà còn là kẻ thù không đội trời chung của bà con nông dân, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của bà con.
Bệnh này thường xuất hiện sớm, gây hại nặng đối với những vườn chè chăm sóc không tốt, nhiều cỏ dại, thoát nước kém làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng chè. Nắm bắt được nhu cầu thực tế hiện nay, xin giới thiệu đến quý vị và các bạn cách nhận biết triệu chứng bệnh đốm nâu lá trên chè, từ đó có biện pháp phòng trừ bệnh sớm và hiệu quả.
Dấu hiệu bệnh xuất hiện trên lá chè
– Bệnh hại lá già, bánh tẻ, cành và gây chết ngọn chè
– Trên lá, vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, có màu nâu. Không có hình dạng nhất định hoặc hình bán nguyệt.
– Vết bệnh là các vòng tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh. Lá bị khô, có màu xám tro, đen, lan dần theo hình gợn sóng, bánh xe.
– Trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là đĩa cành của nấm bệnh.
Nguyên nhân hình thành bệnh và điều kiện

Nguyên nhân hình thành bệnh
– Bệnh do nấm Colletotrichum camelliae Masse, bộ Melanconiales, lớp Nấm Bất Toàn.
– Nấm gây bệnh đốm nâu lá chè hình thành các đĩa cành hình tròn, màu đen, nằm dưới biểu bì của mô bệnh.
Điều kiện bệnh phát triển
– Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7,8.
– Sau khi mưa liên tục 10-15 ngày bệnh phát triển rất mạnh.
– Phát sinh mạnh nhất ở nhiệt độ 27-29̊C.
Phòng trừ bệnh đốm nâu
– Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau.
– Bón phân hoai mục, làm sạch cỏ, chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ.
– Khi đốn chè thì vùi lá để tiêu diệt nguồn bệnh.
– Dùng thuốc COPRCE BLUE 51WP
– Các vườn giâm chè, cần phải chăm sóc, bón phân, tưới tiêu hợp lý, giàn che đúng kỹ thuật, thông thoáng. Trong trường hợp bệnh chớm xuất hiện thì cần phải tổ chức phun thuốc phòng trừ kịp thời. Nhằm giảm sự xâm nhiễm, truyền lan và tác hại của bệnh. Có thể sử dụng một số thuốc trừ bệnh phổ biến để phun phòng trừ bệnh như Tilt super 300ND 1% (0,5 – 0,75 lít/ha) hay Topsin M – 70WP (0,4 – 0,6 kg/ha),…
Lưu ý

Cách phát hiện tỷ lệ chè bị bệnh (đầu tiên bà con cần xác định cây chè có bị bệnh chấm xám, đốm xám hay không bằng cách điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Tại mỗi điểm chéo góc, bà con ngắt từ 10 – 20 lá bánh tẻ và sau đó bà con có thể tính tỷ lệ lá bị bệnh theo phần trăm.
– Để phòng trừ bệnh cần chú ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Như chăm sóc các lô chè cho tốt, bón phân đầy đủ cân và cân đối. Nên dùng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho chè để đạt hiệu quả cao. Kết hợp bón phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục để tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
– Có biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý, bố trí mật độ khoảng cách cây hợp lý,….
– Vệ sinh vườn chè, tỉa cành hợp lý, ép xanh (sau khi đốn chè, bà con cần cày vùi lá và cành chè vào trong đất). Nhằm tạo phân hữu cơ tự nhiên cho đất, đảm bảo cây chè phát triển tự nhiên,…
– Trong trường hợp bệnh có xu thế phát triển mạnh thì cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học để phun. Phòng trừ nhằm hạn chế sự xâm nhiễm, lan truyền của bệnh: có thể dùng một số loại thuốc hóa học. Như Tilt super 300ND 0,05 – 0,1%, Manage 5WP 0,15 – 0,2%, Emina,….