• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Xanh 360
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Xanh 360
No Result
View All Result

Hướng dẫn phương pháp trị bệnh nấm phổi và nấm diều ở vịt, ngan

Nguyễn Hiếu by Nguyễn Hiếu
27/10/2021
in Chăn nuôi, Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
0
Hướng dẫn phương pháp trị bệnh nấm phổi và nấm diều ở vịt, ngan
Môi trường sống ẩm ướt của ngan, vịt là điều kiện giúp nấm mốc phát triển

Môi trường sống ẩm ướt của ngan, vịt là điều kiện giúp nấm mốc phát triển

Ở Việt Nam, với thời tiết và khí hậu nóng ẩm gần như quanh năm là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại vi khuẩn nấm, mốc sinh sôi và phát triển. Trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là các loại thuỷ cầm thường xuyên tiếp xúc với nước như ngan, vịt, thì việc nấm mốc phát triển mạnh là điều khó tránh khỏi. Nếu như nấm mốc tồn tại trong khu vực chuồng trại thời gian dài rất dễ là tác nhân gây ra bệnh nấm phổi và nấm diều cho đàn vật nuôi.

Bệnh nấm ở vịt, ngan là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này sẽ khiến cho đàn vật nuôi kén ăn, tiêu hoá kém, từ đó dẫn tới chậm lớn… Tuy là loại bệnh không gây tử vong quá cao ở gia cầm (tỷ lệ tử vong cao nhất chỉ tới 50% đối với vịt con), song bệnh nấm lại có thể dễ dàng làm phát sinh các loại bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, ngăn ngừa và điều trị bệnh nấm phổi, nấm diều một cách sớm nhất sẽ giúp đàn vịt, ngan của bà con tránh được những bệnh lý nguy hiểm khác về sau.

Mục lục

  • Mầm bệnh phát sinh nấm phổ và nấm diều ở ngan, vịt
  • Những biểu hiện của đàn vịt, ngan khi bị nấm phổi, nấm diều
  • Các bệnh tích đặc trưng của bệnh nấm phổi, nấm diều ở vịt
  • Phương pháp vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho đàn vịt, ngan
  • Các bước xử lý khi vịt, ngan bị mắc bệnh nấm phổi, nấm diều

Mầm bệnh phát sinh nấm phổ và nấm diều ở ngan, vịt

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi phổ biến nhất là do nấm Aspergillus fumigatus và Mucoraceae gây ra. Đôi khi có thể do nấm A. flavus. Nguyên nhân gây bệnh nấm diều là do nấm men Candida albicans gây ra.

Vịt hít bào tử nấm như trong không khí, máy ấp, máy nở, chất độn chuồng. Bào tử nấm vào phổi và phát triển thành ổ nấm, gây ảnh hưởng hô hấp và độc tố của nấm có thể gây độc cho vịt, gây chết vịt. Bệnh thường xảy ra vào thời tiết nóng ẩm, điều kiện tốt để nấm phát triển.

Mầm bệnh phát sinh nấm phổ và nấm diều ở ngan, vịt
Chất độn chuồng cũng là 1 phần tác nhân gây ra bệnh nấm ở vịt

Những biểu hiện của đàn vịt, ngan khi bị nấm phổi, nấm diều

Biểu hiện khi vịt bị nấm phổi: Vịt khó thở, thở hổn hển, thở gấp, vươn dài cổ và há miệng khi thở. Giảm ăn, uống nhiều nước, thân nhiệt tăng, tiêu chảy hôi thối, phân màu hơi xanh dính vào hậu môn. Giảm đẻ hoặc ngừng đẻ. Có triệu chứng thần kinh, quay vòng, bại chân, vịt không bơi, không đi được. Vịt khô chân, khô mỏ. Bên trong xoang mũi có những nốt nấm màu trắng đục. Thường tỷ lệ chết thấp, nhưng khi kế phát bệnh bại huyết do Riemerella anatipestifer, E. coli, thương hàn hoặc tụ huyết trùng… thì tỷ lệ chết tăng cao.

Biểu hiện khi vịt bị nấm diều: Vịt có hơi thở hôi, giảm ăn, xù lông, chậm lớn. Tiêu chảy phân sống, nôn ói thức ăn có mùi chua, hôi thối. Trong miệng có lớp mảng bám màu trắng, niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.

Các bệnh tích đặc trưng của bệnh nấm phổi, nấm diều ở vịt

Vịt bị bệnh nấm phổi: Có nhiều hạt nấm to nhỏ màu trắng hay vàng xám tập trung chủ yếu ở phổi, khí quản, túi khí, đôi khi còn thấy ở đường tiêu hóa. Chúng ta có thể tách u nấm ra rất dễ dàng.

Vịt bị bệnh nấm diều: Bệnh tích tập trung ở miệng, thực quản, với các mảng xám nhạt dính chặt vào bên trong, có khi có các vết loét. Trong diều có nhiều nốt màu trắng, chứa nước nhầy, mùi rất hôi chua.

Các bệnh tích đặc trưng của bệnh nấm phổi, nấm diều ở vịt
Vịt bị nấm phổi sẽ có nhiều hạt nấm nhỏ màu trắng tập trung ở phổi

Phương pháp vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho đàn vịt, ngan

Bước 1: Vệ sinh và sát trùng

  • Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
  • Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
  • Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
  • Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
  • Môi trường nước: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý H2S, NH4, Nitrite liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi vịt pha Ecotru cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.

Bước 2: Kiểm soát bệnh bằng hóa chất kháng nấm

  • Dùng CuSO4 liều: 1gam/4 lít nước, phun vào những vùng nấm phát triển.
  • Dùng CuSO4 liều: 1gam/4 lít nước, ngân dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống, đường ống nước.

Bước 3: Tăng sức đề kháng

  • Canpho: Kích thích tạo khung xương, chống mổ cắn, mềm xương và tăng tỷ lệ đồng đều trộn 1ml/1kg thức ăn.
  • Amilyte: Kích thích tăng trọng, rút ngắn thời gian nuôi và nặng cân khi xuất bán trộn 1g/1-2kg thức ăn.
  • Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc trộn 1ml/1-2kg thức ăn.
  • Zymepro: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
Phương pháp vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho đàn vịt, ngan
Sử dụng CuSO4 để kháng nấm quanh khu vực chăn nuôi

Các bước xử lý khi vịt, ngan bị mắc bệnh nấm phổi, nấm diều

Bước 1: Vệ sinh và sát trùng

  • Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
  • Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
  • Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
  • Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
  • Môi trường nước: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý H2S, NH4, Nitrite liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi vịt pha Ecotru cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.

Bước 2: Dùng hóa chất kháng nấm

  • Cho uống CuSO4 liều: 1gam/4 lít nước. Uống 2 giờ/1ngày, liên tục trong 3 ngày.
  • Hoặc cho uống Gential Violet, liều: 80ml/1000 gà. Uống 2 giờ/1ngày, liên tục trong 3 ngày.
  • Hoặc cho uống Nystatin, liều: 50.000UI/1kg TT. Uống 2 giờ/1ngày, liên tục trong 3 ngày.

Bước 3: Xử lý nầm bệnh kế phát

Dùng Pulmusol liều: 1g/35kg TT/ngày. Hoặc Giuse OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.

Bước 4: Xử lý tác dụng phụ khi sử dụng hóa chất diệt nấm

  • Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng: Bằng Oresol Plus+ pha 2-3g/1lít nước uống. Dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Giải độc gan – thận cấp: Bằng Productive Hepato pha 1ml/1-2lít nước uống. Dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.

Bước 5: Tăng sức đề kháng

  • Productive Forte: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
  • Zymepro: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1lít nước uống.
Tags: bệnh truyền nhiễmchăn nuôi gia cầmnấm diềunấm phổiphòng bệnh cho vịt
Previous Post

Tổng hợp các phương pháp phòng trị bệnh hay gặp ở tôm

Next Post

Chia sẻ cách điều trị một số căn bệnh ở lươn đồng thường gặp nhất

Next Post
Nuôi lươn đồng không khó nếu bạn chuẩn bị các kiến thức phòng và chữa bệnh cho lươn

Chia sẻ cách điều trị một số căn bệnh ở lươn đồng thường gặp nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Định

    Đến Nam Định, đừng bỏ lỡ 8 đền chùa mang nét đẹp lịch sử

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cát-xê Ngôn Thừa Húc bất ngờ tăng cao sau nhiều năm làm nghệ thuật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao nhà nông nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Con gái út Harper lớn phổng phao và xinh đẹp khi lên 10

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những điểm thu hút khách du lịch đến với quốc đảo Singapore

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Du lịch vùng Tuscany – Vùng đất lãng mạn và đầy quyến rũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn phương pháp nuôi gà con tại nhà hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bỏ túi những kỹ thuật trồng đậu đỏ đạt hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách điều trị một số căn bệnh hay gặp trên baba

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Làm sao để nuôi chim cút cho giá trị kinh tế cao?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In