Hoa hồng là loại cây bụi lâu năm, có thể trồng quanh năm nhưng mùa xuân và mùa thu là thích hợp nhất. Ngoài ra, đây còn là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp vĩnh cửu của tâm hồn nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để trồng được một chậu hoa đẹp không phải là điều dễ dàng. Nếu có kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng tốt thì loại cây này sẽ nở ra nhiều bông hoa rực rỡ và tươi tắn.
Hoa hồng là một loài hoa đẹp, có hương thơm dễ chịu. Có người yêu hoa hồng đến nỗi phải trồng ngay trong nhà để ngắm mỗi ngày. Nhưng bạn đã biết các kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng chưa? Hãy đọc những mẹo chăm sóc hoa hồng đơn giản dưới đây!
Các mẹo để trồng hoa hồng thành công
Điều kiện phù hợp để trồng hoa hồng
- Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải chọn một loại cây hoa hồng phù hợp với khí hậu và phát triển trong điều kiện phát triển tương tự như nơi bạn muốn trồng.
- Xem xét nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, tưới nước và loại đất. Mỗi yếu tố có những yêu cầu cụ thể của nó, nên tìm hiểu kỹ trước khi trồng nếu muốn cây cho hoa đẹp
- Hoa hồng cần ít nhất 6 giờ ánh sáng mặt trời để nở. Chúng không phát triển trong bóng râm nhưng có một số giống như David Austin, hồng leo cẩm my phát triển mạnh trong bóng râm bán phần.
- Hoa hồng thích loại đất có tính axit nhẹ đến đất trung tính. Đất quá chua hoặc quá kiềm làm cho nó khó khăn hơn để lấy chất dinh dưỡng từ đất, gây úa và các vấn đề khác.
- Đất nên bình thường chứ không phải là một hỗn hợp dày đặc của đất sét, cát và nhiều chất hữu cơ.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc
- Hoa hồng ưa nước, tưới nước nhiều 2 – 3 lần trong một tuần trong mùa hè và 1 lần một tuần trong mùa khác. Nhưng bạn nên lưu ý rằng thực vật (đặc biệt là các loài hoa) không thích nước tù đọng. Đổ nhiều nước và đều đặn. Rễ được phát triển sẽ giúp hoa hồng tăng trưởng mạnh mẽ.
- Đừng để cây hoa hồng gần cây bụi với hệ thống rễ phong phú và sâu. Bởi vì rễ của chúng dễ dàng hút nước và chất dinh dưỡng từ đất và làm suy yếu cây hoa hồng.
- Đặt khoảng 5 – 10cm mùn dày xung quanh bụi hoa hồng của bạn để hạn chế sự bay hơi của nước. Nó cũng nuôi dưỡng đất, giữ mát đất trong mùa hè, cách nhiệt vào mùa đông và hạn chế sâu bệnh và cỏ dại.
- Áp dụng 1 muỗng muối Epsom trong một gallon nước trong đầu mùa phát triển để thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ.
- Tỉa là điều cần thiết để giữ cho hoa hồng có nhiều hình dạng, duy trì cây khỏe mạnh và nhận được nhiều hoa.
Hướng dẫn gieo hạt và chăm sóc hoa hồng
Hầu hết khách hàng khi mua hạt hoa đều băn khoăn không biết các loại hoa này có nảy mầm không, có ra hoa được đẹp như trong ảnh không. Vì các anh chị có thể mới trồng lần đầu hoặc trồng vài lần nhưng không được ưng ý hoặc hạt giống hoa không nảy mầm. Vì vậy, hãy đọc tổng hợp hướng dẫn cơ bản chung về các loại hoa giúp mọi người không còn bỡ ngỡ và chăm bón cho những chậu hoa mình một cách đẹp nhất.
Chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng
Chuẩn bị những vật dụng cần thiết là khâu rất quan trọng; là tiền đề để có một chậu hay một khóm hoa hồng ra nhiều hoa và phát triển tốt.
Chọn giống cây hoa hồng
Có rất nhiều cách để trồng hoa hồng trong đó phổ biến nhất là từ hạt, giâm cành, tách bụi hay từ những cây giống được ươm. Tuy nhiên nên chọn cây con được chủ vườn ươm sẵn. Đặc biệt là những cây mập mạp, tươi tốt, có cành nhiều, lá nhiều. Vì tỉ lệ sống sẽ cao hơn và không tốn nhiều thời gian.
Làm đất trước khi trồng
Tuy hoa hồng là cây dễ sống, có thể phát triển trong nhiều loại đất khác nhau. Nhưng muốn chăm sóc hoa hồng ra nhiều hoa thì ta nên chọn trồng trong đất tơi xốp; có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hỏng rễ. Người trồng có thể mua đất sẵn hoặc cũng có thể trộn đất với phân hữu cơ đã hoai mục như trùn quế, xơ dừa…
Lựa chọn chậu cho cây
Sau khi chọn xong vị trí trồng, tiếp đến bạn cần lưu ý đến cách lựa chọn chậu. Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hoa hồng.
Nếu đó là một cây hồng trưởng thành, thân cây lớn, nhu cầu nước nhiều thì trồng trong một chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn nếu chỉ để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ. Để không bị ngậm nhiều nước sẽ khiến rễ cây bị thối. Lý tưởng nhất là những chậu có chiều cao 30cm, và đường kính khoảng 40cm hoặc chậu men cỡ số 4.
Giai đoạn gieo hạt
Ngâm hạt giống vào 40oC nước trong 24 giờ. Chất trồng sau khi trộn đều, chúng ta cho vào chậu hoặc khay uơm. Tưới đẫm chất trồng.
Gieo hạt: nguyên tắc gieo hạt là phủ hạt với độ sâu bằng 1-2 lần đường kính của hạt (chú ý ko nén chặt đất sau khi phủ hạt). Đối với các loại hạt rất nhỏ, thì chúng ta gieo trực tiếp trên mặt đất ẩm. Sau đó phun suơng cho hạt bám vào chất trồng là được..
Sau khi gieo hạt xong dùng bình xịt dạng phun suơng lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau.
Giai đoạn sau khi gieo hạt
Nhiệt độ thích hợp
Tùy loại mà hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm. Tuy nhiên dao động từ khoảng 20-25oC thích hợp cho đại đa số hạt. Không cần quá chú trọng đến vấn đề này vì chỉ cần che lưới là ổn.
Độ ẩm của đất
Chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô. Bao lâu phun 1 lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt (nhiệt độ, sức gió…)
Đặt chậu hoặc khay uơm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%). Vì hạt giống cần ánh sáng để nẩy mầm. Nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng.
Thay chậu hoặc trồng vào đất
Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con đã lớn đến mức độ nào đó (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh…). Chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng.
Bón phân cho cây
Đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao. Cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.