Việc nuôi bào ngư thương phẩm đã trở nên phổ biến với nhiều bà con vùng biển. Sau một vụ nuôi thành công, bà con gần như đều thu về được nguồn lợi lớn. Tuy nhiên không phải lúc nào việc nuôi bào ngư cũng thuận buồm xuôi gió. Bằng chứng là đã có rất nhiều bà con phải lao đao vì bào ngư nhiễm bệnh. Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin xoay quanh hội chứng Withering trên bào ngư (bào ngư mắc hội chứng WS). Các bạn hãy dành thời gian theo dõi để biết cách chủ động xử lý nếu bào ngư bạn nuôi gặp phải tình trạng này nhé.
Vì sao nuôi bào ngư là xu hướng ngày càng phổ biến?
Bào ngư được biết đến là một hải sản có giá trị quý, dinh dưỡng cao. Trước đây bào ngư là món ăn xa xỉ dùng để tiến vua. Không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà bào ngư còn là vị thuốc quý hiếm. Trên thị trường bào ngư đang được bán từ 500.000-700.000đ thậm chí còn cao hơn.
Nắm bắt được thị trường tiêu thụ bào ngư tăng cao, ngày nay nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn đầu tư vào nghề nuôi bào ngư. Việc nuôi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế các hộ nuôi.
Hiện nay, nhà nước cũng đang đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện môi trường sống cho bào ngư cũng như giúp kinh tế cho người dân trồng nuôi bào ngư hiệu quả. Tất nhiên để nuôi hàu hiệu quả thì song song với việc phát triển, người nuôi cũng rất cần quan tâm đến công tác quản lý và phòng trừ dịch bệnh trên bào ngư.
Tìm hiểu về hội chứng Withering trên bào ngư
Nguyên nhân gây bệnh
Xenohaliotis californiaiensis (X. californiaiensis) là một prokaryote nội bào. Nó có các đặc điểm hình thái của lớp Proteobacteria, (Gardner et al. 1995; Friedman et al. 2000), họ Anaplasmataceae (OIE 2012), trong biểu mô đường ruột của bào ngư. Bệnh do X. californiaiensis gây ra thường được gọi là “Hội chứng héo” (WS) do sự teo lại của khối cơ thể so với kích thước vỏ.
Triệu chứng của bệnh
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là cơ chân của bào ngư bị teo lại. Một nghiên cứu cho thấy tất cả bảy loài bào ngư ở California đều dễ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên cách các cá thể bào ngư bị ảnh hưởng lại khác nhau giữa các loài. Khi nhiệt độ nước lạnh thì sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn biểu hiện của bệnh.
Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1986, bệnh được gây ra bởi vi khuẩn “Xenohaliotis caluchiaiensis”, tấn công niêm mạc đường tiêu hóa của bào ngư, ức chế sản xuất enzyme tiêu hóa. Để không bị chết đói, bào ngư buộc phải tiêu thụ khối lượng cơ thể của chính nó. Nó làm cho cơ của bào ngư bị “khô héo” và teo lại. Điều này làm suy yếu khả năng bám dính của bào ngư, khiến bào ngư dễ bị ăn thịt hơn.
Xét về phân bố thì hiện nay hội chứng WS (Withering syndrome) ở bào ngư đã được ghi nhận tại California (Hoa Kỳ), Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,…
Vì những lý do chưa được hiểu rõ, một số bào ngư có thể bị nhiễm vi khuẩn mà không phát triển bệnh. Tuy nhiên, người ta tin rằng những thay đổi trong điều kiện môi trường, chẳng hạn như ấm hơn nhiệt độ nước bình thường có thể gây ra bệnh ở bào ngư đã chứa vi khuẩn. Vì lý do này, sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh có thể lan rộng hơn, đặc biệt là sự kiện El Niño (Hiện tượng ấm lên toàn cầu) – khi nhiệt độ nước tăng.
Cách điều trị khi bào ngư mắc hội chứng WS
Hiện nay, chưa có một phương pháp điều trị cụ thể cho bào ngư mắc hội chứng WS. Hầu hết các tài liệu tiếng Việt liên quan đến bệnh lý vẫn còn rất ít. Nó gây khó khăn trong việc tiếp cận và xử lý bệnh cho người nuôi. Song, chúng tôi khuyến cáo người nuôi bào ngư tập trung vào các biện pháp quản lý để phòng ngừa bệnh. Chi tiết như sau:
– Chọn con giống khoẻ có khả năng kháng bệnh cao.
– Cần có chế độ cho ăn khoa học và hợp lý: như giữ cho thức ăn luôn được tươi, không nên cho bào ngư ăn quá nhiều cùng một lúc mà nên cho ăn thành nhiều lần, thu gom thức ăn thừa nhằm tránh gây ô nhiễm nước…
– Đảm bảo lượng oxy hoà tan luôn lớn hơn 4mg/l. Không nên thay nước hoặc ít thay nước trong thời gian có bệnh để tránh bệnh phát triển. Bạn có thể sử dụng một số loài vi khuẩn có lợi để cải thiện chất lượng nước nuôi.
– Không nên nuôi bào ngư với mật độ quá cao. Khi bệnh xảy ra cần có biện pháp cách ly, phòng chống không để dịch bệnh lan rộng. Tẩy trùng toàn diện cũng góp phần hạn chế sự lây lan của mầm bệnh. Người nuôi cũng cần tham vấn ý kiến chuyên môn của cơ quan thu ý – thủy sản.
– Bên cạnh đó sau khi nuôi từ 24-30 tháng bào ngư đạt cỡ thương phẩm 40-50 con/kg thì tiến hành thu hoạch kịp thời. Nên thu tỉa những con bào ngư đạt kích cỡ, những con nhỏ hơn nên tiếp tục nuôi.