Ngày 21/10, Hàn Quốc đã phóng tên lửa vũ trụ đầu tiên của nước này được trang bị vệ tinh ảo trong nỗ lực gia nhập Câu lạc bộ các quốc gia không gian hiện đại. Theo Bộ Khoa học, Công nghệ Thông tin và Truyền thông nước này, tên lửa KSLV-II, còn được gọi là Nuri, được phóng lúc 5 giờ chiều theo giờ địa phương từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở thị trấn Goheung, miền nam Hàn Quốc. Kể từ năm 2010, Hàn Quốc đã đầu tư gần 2 nghìn tỷ won (1,8 tỷ đô la Mỹ) để chế tạo tên lửa ba tầng Nuri và đã đạt được những thành tựu nhất định.
Tên lửa NURI thất bại khi triển khai vệ tinh

Phương tiện phóng không gian “cây nhà lá vườn” đầu tiên của Hàn Quốc đã cất cánh chiều nay. Nhưng thất bại trong việc triển khai vệ tinh giả.
Tên lửa NURI ba tầng với quốc kỳ Hàn Quốc trên vỏ, mang theo một vệ tinh giả nặng 1,5 tấn. Rời bệ phóng số 2 tại Trung tâm Vũ trụ Naro ở tỉnh Jeolla Nam vào lúc 17h ngày 21/10 theo giờ địa phương; tức 15h hôm nay theo giờ Hà Nội.
Cả ba tầng đẩy đều hoạt động. Đưa tên lửa đã vút lên bầu trời. Nhưng thất bại trong nhiệm vụ cuối cùng. Là triển khai vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp ở độ cao từ 600 đến 800 km.
“Thật không may, chúng tôi chưa thể hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng không lâu nữa, tên lửa sẽ phóng vệ tinh chính xác vào quỹ đạo. Kỷ nguyên vũ trụ của Hàn Quốc đang đến gần”. Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Dự án NURI và kế hoạch tương lai của Hàn Quốc

Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI) có kế hoạch tiến hành thêm 5 lần phóng thử nữa. Trước khi tên lửa sẵn sàng mang vệ tinh thật vào không gian. Bài kiểm tra gần nhất tiếp theo đã được lên lịch vào ngày 19/5/2022.
Dự án NURI được ấp ủ từ năm 2010. Với chi phí đầu tư lên tới 1,66 tỷ USD. KARI là đơn vị thiết kế tên lửa, trong khi Korea Aerospace Industries, Hanwha Aerospace và Hyundai Heavy Industries chịu trách nhiệm sản xuất và lắp ráp. Phương tiện cao 47,2 m, có đường kính 3,5 m và nặng tới 200 tấn.
Việc sở hữu tên lửa đẩy riêng sẽ là chìa khóa cho các kế hoạch xây dựng hệ thống định vị và do thám dựa trên vệ tinh, mạng lưới thông tin liên lạc 6G và thậm chí cả tàu thăm dò Mặt Trăng của Hàn Quốc trong tương lai.
Tham vọng của Hàn Quốc
Lee Chun-geun, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc nhận định: “Vụ phóng tên lửa đã thành công 90%. Dữ liệu thu được từ lần phóng thử này sẽ rất lớn. Nó sẽ cực kỳ hữu ích trong việc đảm bảo thành công cho lần phóng tiếp theo”.
Ông lưu ý rằng trong giai đoạn đầu tiên, một cụm 4 động cơ nặng 75 tấn; có trở ngại kỹ thuật khó khăn nhất, đã hoạt động bình thường. Giai đoạn thứ hai và tách cặp cũng đều thành công.
Vụ phóng tên lửa này do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI) giám sát. Động thái này nằm trong một loạt các cuộc thử nghiệm. Trước khi sẵn sàng cho tên lửa mang vệ tinh thật vào không gian dự kiến vào tháng 5 năm sau.