Đại dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, xã hội của các quốc gia. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch rất nhiều. Nhằm mục đích hổ trợ, kích thích các doanh nghiệp hoạt động trở lại; vừa qua Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh kết nối với ngân hàng đưa ra kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Từ nay đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng 70.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi; nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Ảnh hưởng của Covid-19 đến các doanh nghiệp ở Việt Nam
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến dòng tiền của doanh nghiệp bị đứt gãy, không có dòng tiền, không có thanh khoản. Do đó mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp lúc này không chỉ là khoanh, hoãn, giãn thời gian thanh toán; mà còn được giảm lãi vay và nâng hạn mức tín dụng. Nhưng có một thực tế là nhiều doanh nghiệp có thị trường, có đơn hàng, có khả năng hồi phục; nhưng lại không vay được vốn do không còn tài sản đảm bảo, hoặc nếu tài sản bảo đảm giá trị không cao; thì lãi suất vay sẽ cao.
Chính sách hỗ trợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp
Cho doanh nghiệp vay vốn bằng thế chấp dòng tiền bán hàng
Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết, đây là vấn đề mà hệ thống ngân hàng sẽ tìm cách tháo gỡ để hỗ trợ doanh nghiệp. Sẽ không có tình trạng thiếu vốn, các phương án sản xuất kinh doanh đủ điều kiện vay vốn; sẽ được giải quyết cho vay.
“Khi vay vốn có những khó khăn về tài sản thế chấp. Chúng tôi nghĩ đây là khó khăn rất lớn. Vì vậy, ngân hàng sẽ tìm cách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh; bằng cách cho họ thế chấp bằng các dòng tiền bán hàng của mình cho ngân hàng quản lý được các nguồn thu để rồi từ đó làm cơ sở thu hồi nợ”, ông Nguyễn Hoàng Minh – Phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho hay.
Cho vay dưới dạng tín chấp
Đại diện một số chia sẻ, hiện đối với nhóm khách hàng gặp khó khăn trong tài sản đảm bảo; nhưng có phương án kinh doanh khả thi, có hợp đồng đầu ra sẽ được ngân hàng cho vay dưới dạng tín chấp. Ví dụ đối với doanh nghiệp siêu nhỏ hạn mức có thể lên tới 500 triệu đồng; hay các doanh nghiệp có doanh thu từ 20 – 200 tỷ đồng thì hạn mức có thể lên tới 5 – 15 tỷ đồng.
Trong năm 2021, TP Hồ Chí Minh có 11 ngân hàng đăng ký tham gia gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với tổng số tiền đăng ký cho vay là 312.000 tỷ đồng. Mức lãi suất áp dụng tối đa không quá 4,5%/năm; đối với cho vay ngắn hạn và xoay quanh mức 9%/năm; đối với cho vay trung dài hạn. Ngoài ra, ngân hàng còn đưa ra các hình thức hỗ trợ khác như giảm lãi suất khoản vay cũ; tăng hạn mức cho vay; cơ cấu lại kỳ hạn nợ.
Các sở, ban ngành của TP HCM, TP Thủ Đức và các quận, huyện đã tiến hành phối hợp với ngành ngân hàng thực hiện kết nối; giải ngân vốn vay cho 21.637 doanh nghiệp với tổng số tiền 241.385 tỉ đồng. Trong đó, các đơn vị đã tiếp nhận phản ánh của 816 trường hợp gặp vướng mắc, khó khăn trong tiếp cận vốn. Đến nay, 813 trường hợp được giải quyết vay vốn; 3 trường hợp còn lại đang được xem xét để tìm cách giải quyết.