Để ruộng khoai tây sinh trưởng tốt, thu được củ chất lượng cao thì việc chăm sóc, bón phân, tưới nước phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo đúng quy trình là điều người dân nên chú ý làm. Bệnh thối củ khoai tây do vi khuẩn Erwinia gây ra. Bệnh phổ biến ở các vùng trồng khoai tây trên thế giới và Việt Nam. Bề mặt củ bị bệnh và phần lây lan bệnh đôi khi có nước bọt màu vàng, mùi ôi thiu khó chịu.
Nếu cắt một củ bị bệnh, bạn sẽ thấy phần thịt củ bị thối và có màu vàng nâu. Thiệt hại lớn đến năng suất và chất lượng củ khoai tây. Nắm bắt được tình hình thực tế, bài viết dưới đây muốn chia sẻ đến quý vị và các bạn cách nhận biết triệu chứng bệnh thối ướt khoai tây, từ đó có biện pháp phòng trừ bệnh thối ướt khoai tây sớm nhất.
Dấu hiệu nhận biết thối củ ở khoai tây
– Trên củ khoai tây bị nhiễm bệnh vỏ củ chuyển sang màu nâu, nâu sẫm, củ mềm.
– Trên bề mặt củ bệnh xuất hiện bọt nước màu vàng, có mùi thối khó ngửi. Nếu cắt củ bệnh sẽ thấy thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu.
Nguyên nhân gây bệnh thối củ
– Bệnh thối ướt củ khoai tây do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Đây là loại bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với củ khoai tây trong quá trình bảo quản, cất giữ, chuyên chở và xuất nhập khẩu.
– Vi khuẩn Erwinia carotovora có dạng hình gậy, hai đầu hơn tròn, có 2 – 8 lông roi bao quanh mình.
– Nuôi cấy vi khuẩn Erwinia carotovora trên môi trường pepton saccaro, khoai tây – agar khuẩn lạc có màu trắng xám, hình tròn hoặc hình bầu dục không đều, bề mặt khuẩn lạc ướt. Vi khuẩn không có vỏ nhờn, nhuộn Gram âm, hảo khí, dịch hoa gelatin, tạo H2S, thủy phân tinh bột, không tạo NH3.
– Vi khuẩn Erwinia carotovora phát triển thuận lợi trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, nhiệt độ tới hạn chết là 50ºC, phạm vi pH cũng khá rộng từ 5,3 – 9,2, thích hợp nhất là pH 7,2. Vi khuẩn có thể bị chết trong điều kiện khô và dưới ánh nắng.
– Vi khuẩn Erwinia carotovora xâm nhập chủ yếu qua vết thương và qua mắt củ. Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư củ khoai tây. Vi khuẩn lan truyền bằng dịch củ bệnh trong quá trình bảo quản. Trên đồng ruộng vi khuẩn lan truyền chủ yếu nhờ nước, gây hiện tượng thối đen gốc cây khoai tây.
Đặc điểm khi bị thối củ
– Bệnh thối ướt củ khoai tây phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao.
– Bệnh thường phát sinh, phát triển từ khi khoai tây mới thu hoạch và kéo dài trong suốt quá trình bảo quản khoai tây. Trong những tháng mùa hè bệnh thối ướt phát triển mạnh nhất, cao điểm của bệnh là vào các tháng 6, 7, 8.
– Chất lượng củ và kỹ thuật bảo quản quan hệ chặt chẽ với bệnh thối ướt. Nếu củ khoai tây được chọn đủ tiêu chuẩn: về độ lớn, đồng đều, không sây sát vỏ, lấy củ ở những ruộng ít hoặc không bị bệnh đen chân và các loại bệnh khác thì mức độ bị bệnh thối ướt về sau thường nhẹ. Mặt khác điều kiện bảo quản tốt như kho phải thông thoáng, có ánh sáng, giàn đúng kỹ thuật, khoai xếp thành từng lớp mỏng sẽ hạn chế bệnh phát sinh và tỷ lệ củ thối sẽ giảm rõ rệt.
Phân bố
Bệnh có thể phát sinh ngay từ khi khoai tây mới thu hoạch và kéo dài trong thời gian bảo quản. Nhìn chung, bệnh thối ướt củ khoai tây xuất hiện với tỷ lệ thấp ở tháng 1 đến tháng 3 bởi vì giai đoạn này nhiệt độ thấp không thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhiễm gây bệnh. Khi nhiệt độ tăng dần, ẩm độ cao bệnh xuất hiện và phát sinh gây hại củ.
Trong những tháng mùa hè bệnh thối ướt củ phát triển mạnh nhất, cao điểm của bệnh vào các tháng 6, 7, 8. Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại và mức độ bệnh giảm dần; khi điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho vi khuẩn gây thối ướt củ khoai tây (tháng 10 – 12). Vi khuẩn phát triển thuận lợi trong phạm vi nhiệt độ khá rộng. Nhiệt độ thích hợp nhất là 27 – 320C, nhiệt độ tới hạn chết là 500C. Phạm vi pH cũng khá rộng từ 5,3 – 9,2, thích hợp nhất là pH 7,2. Vi khuẩn có thể bị chết trong điều kiện khô và dưới ánh nắng.
Phương pháp phòng trừ bệnh thối củ
– Chọn lọc củ đủ tiêu chuẩn, củ khoẻ không bị sây sát trước khi bảo quản.
– Trước khi bảo quản không đổ khoai tây thành đống củ, cần phải giàn thành từng lớp. Hong nhẹ dưới ánh sáng tán xạ để giảm bớt lượng nước, vỏ củ khô và dần chuyển thành màu hơi xanh.
– Khoai bảo quản trong kho lạnh. Nếu bảo quản trong kho thông thường thì củ giống được giàn thành từng lớp trên giàn bảo quản, đúng kỹ thuật. Kho thông thoáng, đủ ánh sáng. Nên có hệ thống quạt thông gió để giảm bớt độ ẩm trong kho. Tạo điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển, nhất là các tháng mùa hè.
– Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sự xuất hiện mầm mống bệnh, loại bỏ củ thối kịp thời. Ngoài ra, cần có các biện pháp phòng trừ gián, chuột, rệp và các đối tượng gây hại khác. Để hạn chế con đường lan truyền qua các vết thương cơ giới.
– Biện pháp hiệu quả nhất là bảo quản khoai tây trong kho lạnh cho phép giảm tới mức thấp nhất bệnh thối ướt củ. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện nay biện pháp này ít được áp dụng.
– Có biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây hiệu quả. Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cần thiết cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của khoai tây. Nên sử dụng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây lấy củ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lời kết
Chất lượng củ và kỹ thuật bảo quản có quan hệ chặt chẽ tới bệnh thối ướt. Nếu củ khoai tây được chọn đủ tiêu chuẩn. Như: về độ lớn, đồng đều, không sây sát vỏ, lấy củ ở những ruộng ít. Không bị bệnh đen chân và các loại bệnh khác thì mức độ bị bệnh thối ướt về sau thường nhẹ. Mặt khác điều kiện bảo quản tốt như kho phải thông thoáng, có ánh sáng. Giàn đúng kỹ thuật, khoai xếp thành từng lớp mỏng; sẽ hạn chế bệnh phát sinh và tỷ lệ củ thối sẽ giảm rõ rệt.
Tốt nhất bảo quản củ giống trong kho lạnh, nhiệt độ thấp. Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây khoai tây. Đặc biệt là kali cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng củ trong bảo quản. Và đến sự phát sinh và gây hại của bệnh thối ướt trong bảo quản.