Sầu riêng là loại cây ăn quả lâu năm phổ biến ở Việt Nam, thường bị nhiều loại bệnh tấn công, không chỉ gây hại cho lá, quả mà còn đe dọa đến tuổi thọ của cây. Hiểu biết về các loại bệnh hại trên cây sầu riêng non và sầu riêng trưởng thành sẽ giúp bà con chăm sóc vườn cây tốt hơn. Bệnh đốm mắt cua ở cây sầu riêng là một trong những bệnh thường gặp. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khi dịch bệnh xảy ra phải có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh ảnh hưởng đến cây. Để biết cụ thể những dấu hiệu ban đầu của bệnh và cách phòng tránh, mời các bạn cùng tham khảo phần giới thiệu chi tiết trong bài viết sau đây.
Dấu hiệu bệnh đóm mắt cua trên sầu riêng
Dấu hiệu trên lá
Những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non. Sau đó bệnh phát triển nhanh bằng những vệt màu nâu nhạt. Đường kính biến thiên theo giống cây trồng. Bệnh dốm mắt cua thể hiện trên cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo.

Dấu hiệu trên quả
Những quả bị nấm xâm nhập sẽ bị nấm đen từng vùng hoặc hết cả quả. Vết bệnh xù xì màu nâu, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng..
Nguyên nhân và tác hại của bệnh đốm mắt cua
– Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestricpv.cv gây ra.
– Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao (20-30 độ C) và độ ẩm cao. Bệnh gây hại nặng ở những cây non, lá non.
– Bệnh chủ yếu lây lan qua gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, con người (tay chân, quần áo).
– Sâu vẽ bùa thường tấn công trên lá non và tạo nên các vết thương. Là nơi vi khuẩn gây ra bệnh đốm mắt cua dễ xâm nhập vào trong tế bào cây và gây hại.
Tác hại của bệnh
Khi mắc bệnh, trên lá non xuất hiện những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm. Sau đó bệnh phát triển nhanh bằng những vệt màu nâu nhạt. Đường kính biến thiên theo giống cây trồng. Bệnh đốm mắt cua thể hiện trên cả hai mặt lá, xung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo. Bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng là bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Khiến cây ngừng sinh trưởng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Lưu ý

Một trong các sai lầm của chúng ta trong quá trình chăm sóc cây trồng. Là chỉ chăm chăm vào các bộ phận trên cây mà quên mất rằng mọi căn bệnh xảy ra đều bắt nguồn từ gốc rễ. Chỉ khi chúng ta tạo cho cây trồng có một nền đất khỏe; tạo cho rễ có môi trường thuận lợi để phát triển, hút các chất dinh dưỡng lên nuôi cây. Có như vậy mới gia tăng hệ miễn dịch, hạn chế tối đa sự tấn công của nấm bệnh trên cây trồng.
Biện pháp phòng và trị bệnh đốm mắt cua
Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh đặc biệt là trong mùa mưa bão. Chủ động phòng bằng cách phun Siêu đồng kết hợp với Vaccin (tác dụng phòng và trị bệnh đốm mắt cua an toàn. Mà không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe người sử dụng). Để tăng sức đề kháng cho cây bà con cần phải đảm bảo yếu tố cân đối và đầy đủ dinh dưỡng giữa phân đa, trung vi lượng.
Cung cấp dinh dưỡng vi lượng thông qua lá theo các thời kỳ sinh trưởng của cây. Không để cây thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thời kỳ ra quả non. Bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng là bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Khiến cây ngừng sinh trưởng làm ảnh hưởng đến năng suất. Cho nên chăm sóc tốt và áp dụng những biện pháp phòng trừ bệnh này là điều bà con không nên bỏ qua.