Cá rô phi là loài động vật ăn tạp, có sức đề kháng cao. Do đó, chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều phương thức nuôi khác nhau. Quá trình nuôi cá rô phi người nuôi không quá khắt khe, chỉ cần bà con nắm được kỹ thuật nuôi cá rô phi cơ bản theo các bước sau là cá sinh trưởng tốt có thể đạt hiệu quả cao trong nuôi cá rô phi. Trong quá trình nuôi loài cá rô phi này bà con cũng cần lưu ý một số yếu tố để đạt hiệu quả cao nhất.
Tập tính sinh sống của cá rô phi
- Nhiệt độ tốt nhất cho cá rô phi sinh trưởng tốt là từ 25-320C
- Độ mặn từ 0-40‰. Cá rô phi có khả năng sinh sống rộng, nước sông, suối, ao, hồ nước ngọt. Để phát triển tốt nhất là cá sống tại nước lợ độ mặn từ 10-25‰
- Độ pH từ 6,5-8 là thích hợp nhất
- Hàm lượng oxy hòa tan 3mg/l
- Cá rô phi cũng là loài cá ăn tạp dễ nuôi; Cá ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng
- Cá rô phi chăm nuôi dạng công nghiệp thì khoảng 5-6 tháng là xuất bán. Đây là bước kỹ thuật nuôi cá rô phibà con cần nắm được
Hướng dẫn chuẩn bị ao nuôi
- Diện tích ao linh hoạt tùy thuộc vào diện tích mặt bằng, nhu cầu đầu tư người nuôi cá
- Độ sâu của ao nuôi cá rô phi thường khoảng từ 1,2m – 1,5m
- Nên sử dụng dạng ao nổi lót bạt để hạn chế tối đa bị rò rỉ nước, dễ dàng quản lý. Nguồn nước cấp vào ao phải đảm bảo sạch không bị nhiễm độc.
- Chuẩn bị thức ăn cá rô phi lúc ban đầu
- Trước đây bà con nuôi trong ao đất và thường dùng phân chuồng ủ với vôi bột để gậy thức ăn. Nhưng cách làm này rất nguy hiểm, vì trong phân chuồng kèm theo nhiều vi khuẩn rất dễ gây bệnh cho cá.
- Ngoài ra bà con còn sử dụng phân xanh như; lá đậu xanh, đậu phộng, đậu nành bó gọn bỏ vào ao
- Cách làm hiện nay hiệu quả hơn là dùng chế phẩm sinh học EM gốc tạo thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng hơn. Bà con xem và mua chế phẩm sinh học chính hãng giá tốt tại ( vi sinh EM gốc)
Thả giống cá rô phi
- Mùa vụ: Có thể thả quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, tháng 4 – 6.
- Cá giống được chọn là những con khỏe mạnh, không xây xát, bơi lội nhanh nhẹn, linh hoạt, cỡ đồng đều. Tránh chọn cá bị dị hình, dị tật, màu nhợt nhạt, bơi yếu, cỡ nhỏ quá hoặc lớn quá. Người nuôi nên tìm mua ở các cơ sở cá giống có uy tín. Kích cỡ cá giống thích hợp là khoảng 4 – 6 cm.
- Thả giống: Trước khi thả, để loại trừ mầm bệnh ký sinh trên cá, người nuôi nên tắm các bằng nước muối 2 – 3% (20 – 30 g muối/lít nước) trong 3 – 5 phút. Thời điểm thả cá giống tốt nhất là lúc trời mát. Trước khi thả, cần cho túi chứa cá vào nước khoảng 20 – 30 phút, giúp cá quen dần với nhiệt độ môi trường nước ao.
- Mật độ: Thông thường, với cỡ cá khoảng 4 – 6 cm/con, thả mật độ 5 con/m2; tuy nhiên, nếu nuôi thâm canh, có thể thả khoảng 10 – 15 con/m2. Đối với nuôi lồng, cần lưu ý, cá giống phải được nuôi trong ao đến khi đạt cỡ > 20 g/con mới đưa ra thả lồng. Mật độ thả trên sông, hồ khoảng 30 – 50 con/m3 lồng.
Cách chăm sóc cá rô phi
Ngoài thức ăn do bà con gây tự nhiên cần bổ sung thêm thức ăn tự chế biến
Thức ăn tự chế cho cá rô phi
Cám gạo, cám ngô, khoai, sắn, bột cá, bột đậu tương, bã đậu, phụ phẩm nông nghiệp….các loại rau, bèo, rong, cỏ, cá tạp, giun, ốc xay nhuyễn có thể hấp chín cho ăn và phế phẩm lò mổ…
Thức ăn dạng cám viên công nghiệp
Cần lưu ý khi thả cá từ tháng đầu tiên đến tháng thứ 4 cần bổ sung thức ăn có hàm lượng đạm từ 30-35% để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cho cá mạnh nhất. Từ tháng thứ 4 trở đi thì hàm lượng đạm thấp hơn từ 20-22%
Khẩu phần thức ăn cá rô phi:
- Đối với cá mới thả tháng đầu tiên nên cho ăn 7-10% trọng lượng của cá
- Tháng thứ 2 thì từ 5-7% trọng lượng thân cá
- Tháng thứ 3-4 thì từ 3-4% trọng lượng thân cá
- Tháng thứ 4 trở đi thì từ 2,5-3,5% trọng lượng thân cá
- Thời gian cho ăn : sáng cho ăn vào lúc 7-8 giờ, chiều cho ăn vào lúc 15-16 giờ.