Bệnh bồ hóng hay thường gọi là nấm bồ hóng thường xuất hiện chủ yếu vào mùa khô. Nấm phát triển thành lớp mủ đen trên thân cây làm suy yếu khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Nấm mốc đen thường xâm nhập vào nụ hoa, quả non làm rụng hoa, quả non, trên vỏ bong tróc các đốm, bệnh nặng làm vỏ sần sùi ảnh hưởng đến mẫu mã. Bệnh bồ hóng cũng là bệnh hại phổ biến của nhiều loại thanh long. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh nấm bồ hóng trên cây thanh long và các biện pháp phòng trị bệnh cho cây hiệu quả.
Dấu hiệu cây bị bệnh bồ hóng
– Bồ hóng phát triển tạo thành một lớp mụi đen trên cành làm cho cây giảm khả năng quang hợp. Bệnh thường xuất hiện trên các vườn ít chăm sóc.
– Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng, quả trở nên xù xì, làm giảm giá trị thương phẩm.
– Trong mùa nắng, nụ bông và quả non thanh long thường tiết ra mật ngọt tự nhiên chính điều này tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này. Hoặc do rầy rệp tấn công trên bẹ non, trong quá trình chích hút nhựa chúng bài tiết ra chất mật và sau đó nấm bồ hóng có điều kiện tấn công.
Nguyên nhân gây ra bệnh bồ hóng
Bệnh do nấm Capnodium sp gây ra. Bệnh phát triển chủ yếu vào mùa nắng. Bệnh có thể tồn tại trên cành, quả bị nhiễm bệnh và phát tán nhờ gió, nước mưa, côn trùng,.v.v. Bệnh tấn công trên vỏ quả làm mất màu ngay tại vị trí vết bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng sẽ làm cho vỏ quả bị xù xì và làm giảm giá trị thương phẩm. Bệnh phát triển thành từng mảng đen (muội đen, khói đèn) trên mặt lá, cành và các gié hoa, quả non làm rụng hoa, quả non, gây trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện trên các vườn ít chăm sóc.
Phương pháp phòng và trị bệnh
Để xử lý bệnh nấm bồ hóng trên thanh long trước tiên bà con cần cắt bỏ những cành, quả bị bệnh. Sau đó sử dụng kết hợp Nano đồng cùng với Nấm xanh nấm trắng để rửa sạch những mảng bám trên cành. Đồng thời diệt rầy rệp ( môi giới gây bệnh).
– Chọn giống cây sạch bệnh, sức đề kháng cao.
– Bà con nên phun phòng nấm và sâu rầy định kỳ.
– Tỉa cành tạo tán hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn.
– Trong điều kiện mùa nắng, tưới nước đều đặn cho cây để làm giảm sự tiết mật tự nhiên trên nụ và quả non. Đồng thời có thể phun mạnh lên trụ thanh long để rữa trôi bớt lớp mật này.
– Bón phân cân đối, đủ dinh dưỡng.
– Bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men, humic, amino acid vào đất để cải tạo đất.
– Thường xuyên thăm khám vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.
– Phun thuốc gốc đồng (Coc 85, Champion,…), Chlorothalonil (Daconil,…) kết hợp phun thuốc trừ sâu trừ rệp sáp, rệp bông, rầy mềm (nếu có). Không cần sử dụng thuốc trừ nấm.
– Không trồng dày dẫn đến thiếu ánh sáng. Không trồng gần những cây ăn quả khác đang bị nhiễm bệnh bồ hóng.