Notice: Trying to get property 'child' of non-object in /home/strafoot/delkaltd.com/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 45
Notice: Trying to get property 'child' of non-object in /home/strafoot/delkaltd.com/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 45
Ngày nay, xu hướng nuôi cá chình đang được mở rộng tại nhiều nơi. Có thể nhận định rằng, cá chình mang lại hiệu qủa kinh tế rất cao. Số lượng cá chình mỗi ngày được đưa vào thị trường tiêu thụ rất lớn. Do nhu cầu của các hộ gia đình cũng như các nhà hàng lớn mà cá chình được tiêu thụ dễ dàng. Vì vậy có thể nói nếu phát triển được mô hình nuôi cá chình trong ao đất thì rất tốt. Tuy nhiên, mỗi khi thay đổi thời tiết, cá chình rất dễ nhiễm bệnh. Sau đây là một số bệnh hay gặp ở cá chình và cách phòng trị bệnh.
Đặc tính của cá chình
Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.
Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15o chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt là có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao. Cá chình là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng. Nhiệt độ từ 1 – 38oC cá đều có thể sống được, nhưng trên 12oC cá mới bắt đầu mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13 – 30oC thích hợp nhất là 25 – 27oC. Hàm lượng ôxy hoà tan trong nước yêu cầu phải trên 2 mg/1, 5 mg/l là thích hợp cho sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra bệnh bọt khí.
Cá Chình là loại cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn của cá là tôm, cá con, động vật đáy nhỏ và côn trùng thuỷ sinh. Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là động vật phù du nhóm Cladocera và giun ít tơ. Sau 2 năm nuôi, cá đạt kích cỡ 50 – 200g. Nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi kể từ lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt cỡ 4 – 6 con/kg.
Mô hình cá chình đem lại hiệu quả kinh tế lớn
Thời gian qua, mô hình nuôi cá chình thương phẩm tại Bạc Liêu chủ yếu tập trung trên địa bàn các huyện có điều kiện về thổ dưỡng và khí hậu (Giá Rai, Đông Hải, Hồng Dân và Phước Long) với diện tích nuôi hơn 16 ha.
Các bệnh hay gặp ở cá chình
Bệnh ký sinh trùng ở cá chình
Bao gồm nội ký sinh và ngoại ký sinh, bệnh thường xuất hiện quanh năm. Một số ký sinh trùng thường gặp trên cá chình:
Trùng mỏ neo
Tác nhân gây bệnh: Trùng có tên là Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh giảm ăn, trùng thường ký sinh ở da, mang, vây… Xung quanh các chỗ bám viêm và xuất huyết là điều kiện tốt cho các mầm bệnh khác xâm nhập và phát triển.
Phòng bệnh: Thả nuôi mật độ vừa phải, tránh để ao bị ô nhiễm. Khi lấy nước vào ao nuôi phải qua túi lọc để hạn chế các loại ký sinh trùng như trùng mỏ neo, rận cá… xâm nhập vào ao nuôi. Khi lấy nước vào ao để khoảng từ 7 – 10 ngày để các loại trứng ký sinh nở thì tiến hành diệt tạp bằng hoá chất như đồng sunphat (CuSO4), liều lượng 0,5g/1m3.
Trị bệnh: Dùng lá xoan (lá sầu đâu) với liều lượng 0,6 kg lá/kg cá bó thành từng bó để dưới đáy hoặc dùng Hadaclean A trộn vào thức ăn liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, dùng liên tục từ 5-7 ngày.
Rận cá
Tác nhân: Do một số trùng thuộc giống Argulus màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, dễ nhận thấy bằng mắt thường.
Triệu chứng: Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu đồng thời phá hủy da, gây viêm loét tạo điều cho mầm bệnh khác tấn công. Phòng và trị bệnh: Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hoặc dùng thêm thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 10g/m3, đồng sunphat(CuS04) với liều lượng 5g/m3.
Sán lá đơn chủ
Chủ yếu do hai sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus) và 18 móc (Gyrodactylus) ký sinh trên da, mang, ruột cá. Triệu chứng: Cá bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn, da và mang viêm loét, cá sinh trưởng chậm. Phòng và trị bệnh: Cách phòng trị giống như trùng mỏ neo, dùng một số kháng sinh đặc trị ký sinh trùng như: Hadaclean, Vime-Clean liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, dùng liên tục từ 5-7 ngày.
Nấm thủy mi
Triệu chứng: Khi nấm mới phát triển mắt thường khó phân biệt, phần cuối sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lững trong nước. Khi bệnh phát triển nhiều trên thân cá xuất hiện những đám bông màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, thân cá gầy đen sẫm. Nấm càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng thêm.
Phòng bệnh: Giữ môi trường nước luôn trong sạch, cho cá ăn đầy đủ, không nuôi với mật độ dầy hoặc làm cá bị xây xát. Trị bệnh: Dùng thuốc tím (KMnO4) tạt xuống ao liều 5g/m3 nước, đồng thời kết hợp trộn kháng sinh Vime-Clean liều lượng 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
Bệnh lở loét cá chình
Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân kết hợp như: vius, vi khuẩn, nấm nội Aphanomyces, nấm thủy mi, ký sinh trùng… Triệu chứng: Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi lội chậm chạp. Da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết loét dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương, cơ quan nội tạng hầu như không tổn thương.
Phòng bệnh: Giữ môi trường ao nuôi luôn sạch. Định kỳ diệt khuẩn bằng một số hóa chất như: Virkon A, thuốc tím, Iodine. Trị bệnh: Dùng kháng sinh Osamet Fish, Hadaclean với liều 5-10g/kg thức ăn. Dùng liên tục từ 5-7 ngày.
Bệnh đốm đỏ hay gặp
Nguyên nhân: Do vi trùng Pseudomonas hay Aeromonas gây ra. Triệu chứng: Thân và vùng bụng bị xuất huyết, các gốc vây xuất huyết và ứ nước vàng. Bụng cá trương to, chứa dịch và đỏ bầm. Ở một số cá bệnh mắt, hậu môn lồi ra. Một số vây cá bị rách xơ xác dần dần bị rụng. Bên trong thịt ứ máu và mủ. Cá lội lờ đờ, chậm chạp, ít ăn hoặc bỏ ăn.
Cách phòng: Không nuôi mật độ quá dày. Cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng. Môi trường ao nuôi luôn giữ ổn định và sạch sẽ. Định kỳ 15 ngày tạt vôi bột CaCO3 với lượng 4 kg/100 m3. Vôi hoà tan trong nước tạt đều khắp ao.
Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh Hadaclean với liều 5g/1kg thức ăn và Vitamin C 5g/1kg thức ăn. Thuốc được trộn vào thức ăn. Cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Ngày thứ 3 có thể giảm lượng thuốc xuống một nửa.
Bệnh mất nhớt cá chình
Nguyên nhân và triệu trứng: Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát, bị sốc do vận chuyển. Hoặc đánh bắt hoặc do thay đổi môi trường đột ngột. Cá bị bệnh trên bề mặt da có một lớp nhớt dày bao phủ. Cá bơi lội yếu ớt, tấp mé, cá kém ăn hoặc bỏ ăn.
Phòng bệnh: Đánh bắt nhẹ nhàng, không làm cho cá bị xây xát. Vận chuyển cá vào lúc trời mát. Trước những cơn mưa to nên tạt vôi CaCO3 hoặc Dolomite với liều 7-10 kg/100m3 để ổn định môi trường. Trị bệnh: Dùng formol 20-25ml/m3 nước. Sau 24 giờ thay 1/2 lượng nước rồi dùng lặp lại thuốc với liều lượng trên một lần nữa.