Trong quá trình chăn nuôi đàn vịt, ngan, người nuôi có thể bắt gặp tình trạng đàn gia cầm của mình chết hàng loạt do mắc bệnh thương hàn. Đây là 1 loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra. Bệnh thương hàn thường lây lan rất nhanh chóng giữa các cá thể trong đàn và tiến triển nặng cũng rất nhanh. Đây là 1 loại bệnh dịch thường xảy ra trong chăn nuôi gia cầm và để lại hậu quả về kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi. Tuy là loại bệnh khó tránh trong chăn nuôi gia cầm, nhưng nếu biết phòng, điều bệnh đúng cách và nhanh chóng cho đàn ngan, vịt, người chăn nuôi có thể hạn chế tối đa sự bùng phát của dịch bệnh nguy hiểm này.
Những ảnh hưởng của bệnh thương hàn đối với ngan, vịt
Bệnh thương hàn ở ngan, vịt là 1 loại bệnh có liên quan đến nhiều bệnh khác như viêm gan virus, dịch tả… Bệnh thương hàn thường có xu hướng phát triển nặng và trầm trọng nhanh.
Bệnh này có ảnh hưởng lớn tới cơ thể của gia cầm qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và mắt. Bệnh thương hàn có thể lây lan theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, đường lây truyền qua thai nhi là phổ biến và nghiêm trọng nhất. Vịt, ngan con khi nở ra không những tự mắc bệnh, mà chúng còn lây nhiễm sang các cá thể khác. Không những vậy, nó còn làm ô nhiễm lồng ấp, chuồng trại, khiến bệnh lây lan nhanh chóng hơn. Vi khuẩn bám vào trứng cũng là 1 nguồn lây nhiễm gián tiếp.
Nguyên nhân, triệu chứng và bệnh tích của dịch bệnh thương hàn ở đàn ngan, vịt

Bệnh thương hàn vịt do vi khuẩn Salmonella gây ra. Vi khuẩn này gây bệnh cấp tính cho vịt từ 1-14 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao từ 1 – 60%. Vi khuẩn thường tồn tại trong ruột già và manh tràng của vịt. Vịt ở bất cứ lứa tuổi nào đều bị nhiễm bệnh.
Nếu nhiễm bệnh từ mẹ hoặc từ vỏ trứng vào phôi thì phôi bị chết trước khi nở (trứng sát). Nếu nhiễm ít, khi nở ra vịt con có triệu chứng: Sã cánh, rụt cổ, rụng lông, tiêu chảy phân trắng, phân dính hậu môn màu trắng, vịt đứng chụm lại gần đèn sưởi. Viêm khớp nên đi cà nhắc hoặc bại liệt. Sản lượng trứng giảm và tỷ lệ chết phôi tăng.
Túi lòng đỏ trong bụng không tiêu hóa. Lách và gan sưng, đôi khi có những đám hoại tử trắng lốm đốm. Bệnh tích điển hình nhất là manh tràng có chứa chất bã đậu trắng. Trực tràng sưng và có đốm đỏ, sau trắng có bựa. Đôi khi có viêm màng tim, viêm túi khí hoặc viêm khớp đầu gối.
Các bước phòng bệnh thương hàn hiệu quả cho đàn ngan, vịt
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài. Điều đó nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
- Môi trường nước: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý H2S, NH4, Nitrite liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi vịt pha Ecotru cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Kiểm soát bệnh bằng kháng sinh
Dùng Moxcolis liều: 1g/10kg TT/ngày. Hoặc Macro-Mox Forte liều: 1g/15kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
Bước 3: Tăng sức đề kháng
- Canpho: Kích thích tạo khung xương, chống mổ cắn, mềm xương và tăng tỷ lệ đồng đều trộn 1ml/1kg thức ăn.
- Amilyte: Kích thích tăng trọng, rút ngắn thời gian nuôi và nặng cân khi xuất bán trộn 1g/1-2kg thức ăn.
- Soramin/Livercin: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc trộn 1ml/1-2kg thức ăn.
- Zymepro: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
Cách xử lý khi đàn gia cầm bị nhiễm bệnh

Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
- Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
- Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
- Môi trường nước: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý H2S, NH4, Nitrite liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi vịt pha Ecotru cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.
Bước 2: Dùng kháng sinh
Dùng Pulmusol liều: 1g/35kg TT/ngày. Hoặc Giuse OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
- Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng: Bằng Oresol Plus+ pha 2-3g/1lít nước uống. Dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
- Giải độc gan – thận cấp: Bằng Productive Hepato pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bước 4: Tăng sức đề kháng
- Productive Forte: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
- Zymepro: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1lít nước uống.