Ngày nay, lợn nái đã thay đổi rất nhiều. Đặc biệt là trong 10 năm qua khi mà sự tiến bộ về di truyền ngày càng được nâng cao hơn thời kì trước, phương pháp kỹ thuật thì lại được cải thiện mỗi năm. Chính vì lẽ đó mà những chiến lược về sản xuất thức ăn cũng như cách quản lý heo nái cũng cần phải liên tục được cập nhật nếu nhà chăn nuôi muốn nuôi heo nái hiện đại hơn, đạt năng suất cao hơn. Heo nái đang mang thai là một trong những vấn đề được người nuôi quan tâm vì chúng ‘đòi hỏi’ chế độ ăn hợp lý, khoa học và đặc biệt hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách cho heo nái mang thai ăn qua bài viết dưới đây nhé!
Heo nái hiện đại có đặc trưng gì?
- Kích cỡ hay số con trong một lứa cao hơn
- % thịt nạc cao hơn và ít mỡ hơn
- Lượng sữa dành cho heo con và tỷ lệ tăng trưởng của heo con cao hơn
- Kích thước cơ thể của heo nái trưởng thành to hơn
Số lượng heo con/nái/năm đang được cải thiện mỗi năm. Điều này là rất quan trọng bởi vì nhiều heo con hơn mỗi năm nhà chăn nuôi có được, chi phí sẽ thấp hơn, lợi nhuận dành cho nhà chăn nuôi sẽ cao hơn.
Dinh dưỡng là một trong những thành phần quan trọng để chắc chắn rằng heo nái có được những tiềm năng di truyền cho sinh sản. Cung cấp chất dinh dưỡng (chất đạm năng lượng, axít amin và các nhân tố vi mô) là rất cần thiết để cho kết quả kỹ thuật tốt. Không chỉ thành phần thức ăn đóng vai trò quan trọng mà nó còn tùy thuộc vào mức độ cho ăn, bởi vì cả hai đều được xem là tổng lượng ăn (hấp thu) ăn vào các chất dinh dưỡng.
Hướng dẫn cách chọn giống heo nái
Để lợn nái sinh trưởng và đẻ nhiều thì việc chọn giống rất quan trọng. Trước hết cần chọn 2 khía cạnh đó là nguồn gốc lợn cái được sinh ra từ những lợn mẹ có năng suất cao, đẻ sai con, nuôi con khéo, có lý lịch rõ ràng, xuất thân nơi không có dịch. Chọn bản thân con cái đó cần các yêu cầu mông nở, thân dài, 4 chân chắc, dáng đi nhanh nhẹn, lông thưa, mắt sáng, có từ 12 vú trở lên, các vú nổi rõ cách đều nhau, không có vú kẹ, vú lép. Quá trình trên lựa chọn từ 2,5 – 3 tháng tuổi.
Thời kỳ mang thai của lợn nái
Nhìn bên ngoài lợn nái có thai thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Tình trạng lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối.
Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày ( trung bình từ 114 – 116 ngày). Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn. Giai đoạn chửa kỳ 1 từ 1-84 ngày mang thai. Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp.
Nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình mang thai ra sao?
- Heo nái phục hồi nhanh chóng sau khi cho con bú
- Số lượng heo con sinh ra cao hơn
- Trọng lượng và sức sống của heo con mới sinh ra cao hơn
- Lượng sữa cho heo con bú nhiều và tốt hơn
Giai đoạn 1: từ 0-35 ngày
Trong 18 ngày đầu tiên sau khi thụ tinh, phôi thai kết dính (gắn kết) với màn tử cung. Từ 18 đến 35 ngày phôi thai tiếp tục phát triển. Thức ăn chăn nuôi chất lượng tốt và mức độ cho heo ăn phù hợp rất cần thiết trong giai đoạn này và sẽ cho ra nhiều heo con hơn và độ đồng đều của heo con sẽ tốt hơn.
Giai đoạn 2: từ ngày 35-84
Trong giai đoạn trung lưu chủ yếu là nhau thai đang phát triển, giai đoạn này rất quan trọng vì heo con nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng để chúng có thể phát triển, nhưng hãy cẩn thận đừng để heo nái trở nên quá béo! Đừng bao giờ cung cấp thức ăn ít hơn 2,5 kg mỗi ngày hoặc hơn 3,5 kg mỗi ngày đối với thức ăn cho heo nái mang thai chất lượng tốt.
Giai đoạn 3: từ ngày 84-112
Trong giai đoạn cuối của mang thai, heo con đang phát triển rất nhanh vì vậy chúng cần thêm nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng và chất đạm. Ngoài ra, trọng lượng heo nái ngày càng tăng và cần nhiều dinh dưỡng hơn nữa. Mức độ cho ăn là một ảnh hưởng lớn đối với trọng lượng, độ đồng đều và sức sống của heo con mới sinh. Trong tuần cuối cùng của thai kỳ, thức ăn chăn nuôi cho heo nái nuôi con đóng vai trò hỗ trợ quá trình sinh con và chất lượng sữa.
Chương trình cho heo nái ăn (cao/thấp/cao)
Ngày càng có nhiều chương trình cho ăn phổ biến dành cho heo nái hiện đại. Đây được gọi là chương trình cao/thấp/cao. Điều này có nghĩa là lượng thức ăn tăng cao trong giai đoạn 1, và thấp trong giai đoạn 2 và tăng cao lần nữa trong giai đoạn 3.
Một ví dụ điển hình của một chương trình cho ăn cao / thấp / cao mà người chăn nuôi có thể tham khảo như sau:
Dưới đây là bảng phác thảo mang tính chỉ thị, cách cho ăn mỗi ngày luôn luôn phụ thuộc vào điều kiện của heo nái!
Trong thời kì đầu
Ngày 1 là ngày thụ tinh!
Ngày 1 – 34 3,0 kg (gầy: + 0,5 kg) (chất béo – 0,5 kg)
Ngày 35 – 83 2,5 kg (gầy: + 0,2 kg)
Ngày 84 – 112 3,0 kg (gầy: + 0,2 kg)
Trong thời kì tiết sữa
113 ngày 2,5 kg
114 ngày 2,0 kg
115 ngày 1,5 kg
Ngày 0 (sinh con) 1,0 kg
Một số điều cần lưu ý
- Trong giai đoạn đầu phục hồi thể trạng
- Một vài ngày trước khi sinh nên đổi sang thức ăn dành cho thời kỳ tiết sữa.
- Thức ăn dành cho thời kỳ tiết sữa hỗ trợ quá trình sinh con. Nhưng phải cẩn thận không nên cho heo nái ăn quá nhiều!
- Thức ăn dành cho thời kỳ tiết sữa giúp kích thích sản xuất sữa cho heo con bú.
- Đừng quên rằn việc cho heo nái mang thai ăn không đơn thuần chỉ là cho heo nái ăn mà còn cho heo con chưa sinh ra ăn
Lời kết
Trong giai đoạn lợn mang thai nếu nguồn dinh dưỡng không đủ hay chất lượng dinh dưỡng kém đều ảnh hưởng tới quá trình mang thai cũng như lợn con. Do đó kỹ thuật nuôi và chăm sóc lợn trong thời kỳ mang thai đòi hỏi người chăn nuôi phải thật sự tập trung; và mất nhiều thời gian chăm sóc.