Năng lượng tái sinh hay năng lượng tái tạo là năng lượng từ các nguồn liên tục, theo tiêu chuẩn của con người là không giới hạn, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và năng lượng địa nhiệt. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái tạo là trích xuất một số năng lượng từ quá trình liên tục trong môi trường và sử dụng cho các mục đích kỹ thuật. Các quá trình này thường được thúc đẩy bởi nguồn năng lượng phổ biến nhất là mặt trời. Mới đây, Trung Quốc đang tích cực lắp các trạm năng lượng tái tạo ở sa mạc của nước này.
Trung Quốc đẩy nhanh dự án trạm năng lượng tái tạo

15 dự án điện gió, điện mặt trời và nhiệt điện mặt trời mới được xây dựng ở Thanh Hải với chi phí hơn 10 tỷ USD.
Thông tin được đưa ra trong Cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (COP15) vào tuần trước. Trung Quốc muốn đẩy nhanh việc xây dựng dự án năng lượng tái tạo trên sa mạc. Để hỗ trợ các mục tiêu bảo vệ môi trường đầy tham vọng. Trong đó có nỗ lực giảm phát thải ròng khí carbon xuống mức 0 trước năm 2060.
Theo Tân Hoa Xã, 15 trạm năng lượng tái tạo mới sẽ có tổng công suất lắp đặt 10,9 triệu kW. Bao gồm 8 triệu kW cho điện mặt trời, 2,5 triệu kW cho điện gió; và 0,4 triệu kW cho nhiệt điện mặt trời.
Các dự án với sự tham gia của 10 doanh nghiệp dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Khi đi vào hoạt động, chúng vừa cung cấp điện cho địa phương; vừa dẫn điện đến tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc.
Thanh Hải được biết đến với nguồn tài nguyên phong phú. Năm 2020, điện sạch chiếm tới 89% tổng sản lượng điện của tỉnh. Các trạm năng lượng tái tạo mới sẽ được đặt tại châu tự trị Hải Nam và Hải Tây.
Dự án điện sạch không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn góp phần kiểm soát sa mạc hóa. Các tấm pin mặt trời có thể chắn gió và ngăn cát dịch chuyển một cách hiệu quả. Chúng cũng cho bóng râm, tạo điều kiện để thảm thực vật phát triển.
Quyết tâm tham gia sản xuất năng lượng tái tạo của Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ gia tăng tỉ trọng của nhiên liệu phi hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên khoảng 25% vào năm 2030. Kế hoạch này nằm trong một phần cam kết cắt giảm lượng phát thải carbon của Trung Quốc trước năm 2030.
Theo bản dự thảo kế hoạch do NEA đưa ra, sản lượng điện mặt trời và điện gió của Trung Quốc sẽ cần tăng mỗi năm. Diễn ra trong vòng 5 năm tới. Và đạt khoảng 16,5% tổng lượng điện năng sử dụng vào năm 2025.
NEA cũng kêu gọi các nhà phát triển dự án năng lượng mặt trời – năng lượng gió đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương và các công ty lưới điện đảm bảo lượng điện sản xuất từ các nhà máy. Để có thể kết nối với mạng lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần tăng tốc độ. Nhằm phê duyệt cho các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Để đảm bảo sự phát triển lâu dài của nguồn năng lượng tái tạo ở Trung Quốc.