Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) là một loại thực phẩm được yêu thích của nhiều người. Một số người ban đầu không ăn được mướp đắng vì vị của nó ban đầu hơi đắng và khó ăn một chút. Nhưng nếu đã ăn quen rồi thì chắc chắn sẽ rất “khó cai”. Không chỉ có vị đắng đắng, giòn giòn rất cuống mà nó còn là một trong những loại quả bổ dưỡng và có nhiều công dụng chữa bệnh. Cách trồng mướp đắng sai trĩu quả cũng hết sức đơn giản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách trồng mướp đắng qua bài viết sau để có được những trái mướp đắng siêu sạch cho gia đình mình nhé!
Tìm hiểu về cây mướp đắng
Mướp đắng tên khoa học là: Momordica charantia và tên địa phương là khổ qua. Đây là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam. Nó được trồng rộng rãi trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Mướp đắng cũng được sử dụng như một vị thuốc trong y học.
Sinh trưởng mạnh và khả năng kháng nhiều loại sâu bệnh tốt; trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất là mùa mưa. Vì là giống thuần chủng không lai tạp lung tung nên vẫn giữ được đặc tính như chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn, trong thời gian chăm sóc hầu như không thấy con vật nào dám ăn vì lá quá thân đều rất đắng luôn
Mướp đắng rừng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng kết cấu đất phải tơi xốp, thoáng khí, sạch cỏ. Tốt nhất là loại đất thịt pha cát. Đất được cày xới lượm sạch cỏ, phơi đất 15 – 20 ngày trước khi trồng. Nên bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thông thoáng và mát mẻ. Tránh nơi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào bao hạt giống hoặc nơi có nguồn nóng
Hướng dẫn trồng mướp đắng sai trĩu quả
Về đất để trồng mướp đắng
Loại đất phù hợp
Môi trường tốt nhất để trồng mướp đắng là loại đất màu mỡ, thoát nước tốt. Với độ pH từ 5,5 đến 6,7, được làm giàu chất hữu cơ (chẳng hạn như phân hữu cơ hoặc phân khô).
Mướp đắng cũng có thể phát triển ở bất kỳ loại đất nào miễn có hệ thống thoát nước tốt (đất thịt pha cát , đất cát, các loại đất nghèo dinh dưỡng…). Khổ qua nên trồng ở khu vực không có sương giá, khí hậu lý tưởng là 24°C đến 35°C.
Đất phải được chuẩn bị tốt bằng cách bổ sung chất hữu cơ trước khi trồng. Hạt giống được ngâm trong nước sẽ nảy mầm sớm tốt hơn khi gieo hạt. Nhiệt độ đất để hạt nảy mầm là 20°C đến 25°C.
Chuẩn bị đất
Đất cày xới lượm sạch cỏ, phơi đất 15-20 ngày trước khi trồng. Lên liếp có độ rộng 0,6-0,8m, cao 30-40cm, độ dài tùy vào chiều dài khu vườn. Tưới nước nhiều cho ẩm đất, tiến hành căn màng phủ luống đất theo chiều dài của luống. Kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để khống chế cỏ mọc, lấy tre làm thành chiếc đũa ghim màng phủ lại, tránh gió bay. Đục lỗ để gieo hạt, mỗi lỗ cách nhau 40-50cm.
Các bước gieo hạt
Mướp đắng có thể trồng quanh năm. Tốt nhất là vụ Đông xuân (tháng 10 đến tháng 1 năm sau), vụ hè thu năng suất cao nhưng thường bị ruồi đục trái phá hại.
Tỷ lệ gieo giống từ 4 đến 5kg/ha. 3-4 hạt được gieo sâu 2,5-3 cm trong một hố. Hạt giống nên ngâm nước qua đêm trước khi gieo, để tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Mướp đắng cần côn trùng như ong, bướm… để thực hiện quá trình thụ phấn. Nếu không có côn trùng trong khu vực của bạn, quá trình thụ phấn có thể được thực hiện thủ công, bằng cách hái hoa đực và chuyển phấn (mặt đối mặt chạm vào phần trung tâm của hoa) cho hoa cái.
Yêu cầu về tưới tiêu
Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để ruộng quá khô hạn hoặc ngập úng. Sau khi gieo hạt cần tưới lần đầu.
Trong vụ hè, tươi sau 5 – 6 ngày/lần, mùa mưa chỉ tưới khi cần thiết. Nếu có điều kiện nên lắp hệ thống tưới nhỏ giọt để có hiệu quả và năng suất tốt nhất.
Xử lý cỏ dại và sâu hại
Sau khi hạt mướp đắng nảy mầm cần thường xuyên kiểm tra và loại bỏ cỏ dại để cây phát triển tốt nhất. Phun Ethrel 100ppm (1ml hòa tan trong 10 lít nước) và kết hợp xới đất thường xuyên để loại bỏ cỏ dại.
Bệnh và sâu hại thường gặp trên mướp đắng: Cũng giống như các loại cây họ bầu bí khác, cây khổ qua rất dễ bị một số loại côn trùng gây hại và một số bệnh hại như:
- Nhện đỏ: Phun thuốc Confidor 100Sl, liều lượng 20ml/bình 17 lít
- Sâu xanh da láng: Khi cây còn nhỏ phun Lanat, cây lớn phun Padan, Regent
- Bọ rùa vàng: Phun thuốc Hopsan 50EC, Sherpa, Polytrin . . .
- Bệnh chết cây con: Phun thuốc Monceren, Rovral, Ridomil . . .
- Bệnh chết cây: Xuất hiện trong quá trình sinh trưởng của cây, bệnh làm cho mép lá bị héo, lá gốc vàng, nếu không dùng thuốc xịt vào gốc thì cây héo từ từ rồi chết, nên dùng Derosal, Rovral, Ridomil . . .
- Bệnh đốm lá: Xuất hiện khi cây thu hoạch 1,2 lứa, có trên các lá già, vết bệnh có đường tròn đồng tâm, nếu xuất hiện nhiều đốm làm cho lá biến vàng, dùng Aliette, Rovral, Ridomil . .
Cách bón phân theo từng giai đoạn
Tổng lượng phân bón cho 1000m2 (1 sào đất): Phân chuồng đã ủ hoai mục: 1 tấn, phân đạm (N) 10kg, phân lân (P) 30kg, Kali (K): 8kg.
- Bón lót (trước khi trồng 3 – 7ngày): phân chuồng 1 tấn, phân Lân 14kg, phân kali 8kg.
- Bón khi gieo hạt: phân hữu cơ vi sinh 60-80kg.
- Bón thúc lần 1: khi cây có 5 – 6 lá thật (sau trồng 12 ngày) phân đạm 3kg, phân lân 6kg.
- Bón thúc lần 2 : Cách lần 1 từ 7 – 10 ngày, phân đạm 3kg, phân lân 4kg. Bón thúc lần 3: Sau lần 2 từ 7-10 ngày phân đạm 3kg, phân lân 4kg
Ngừng bón phân đạm ít nhất 10 – 12 ngày trước khi thu hoạch.
Công đoạn thu hoạch
Sau khi gieo hạt từ 35 – 40 ngày có thể thu hoạch, tuỳ thuộc thời điểm và điều kiện kỹ thuật canh tác. Cứ cách 1 ngày thu hoạch 1 lần, thời gian thu hoạch có thể kéo dài 2 tháng.
Thu hoạch khổ qua được tiến hành khi quả vừa trưởng thành còn non và mềm. Việc hái quả phải được thực hiện cẩn thận để dây mướp không bị hỏng. Quả thu hoạch có thể được bảo quản trong điều kiện thoáng mát từ 3 đến 4 ngày. Năng suất trung bình đạt 40 đến 60 tấn/ha.
Chuẩn bị hạt giống mướp đắng cho mùa vụ kế tiếp
Nên để lại một số dây leo chăm sóc cho đến khi quả mướp đắng già để lấy hạt làm giống cho mùa vụ sau. Để hạt tiếp tục phát triển bên trong quả sau khi quả giống được thu hoạch. Hạt giống tách ra khỏi quả được phân loại, rửa sạch và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát sẽ có thể tồn tại trong vòng 2-3 năm.
Ăn mướp đắng hay khổ qua thường xuyên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trồng khổ qua ngày nay mang lại lợi nhuận tương đối cao. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để tìm hiểu thêm về kỹ thuật trồng nhiêu loại cây khác nhé!