Cây dứa có tên gọi khác là cây khóm rất ưa ánh sáng và nhiệt độ, cường độ ánh sáng ở vùng cao bị giảm nên chu kỳ của cây bị kéo dài. Tuy nhiên, ánh nắng trực tiếp vào mùa hè có thể làm quả bị cháy nắng. Cây khóm có xu hướng nở hoa tự nhiên trong thời gian ngắn ngày. Các bệnh sau đây thường xảy ra ở vùng trồng dứa chuyên nghiệp: Trên các lá gần ngọn xuất hiện các sọc màu nâu đỏ (đồng), sau chuyển dần sang màu vàng hồng, bìa lá bị cong. Sau đó khô dần từ đầu lá chết, quả nhỏ, khô, ăn không ngon, nặng thì chết cả cây, ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng. Có cách nào để chữa khỏi chúng không? Cùng tìm hiểu biện pháp phòng ngừa và phương pháp trị bệnh khô đầu lá ở dứa.
Nguyên nhân gây bệnh trên cây khóm
– Bệnh do virus gây nên.
– Virus lan truyền từ vụ trước sang vụ sau qua con giống. Hoặc thông qua Rệp sáp (chúng chích hút nhựa cây bệnh rồi lây truyền sang cây khỏe).
– Cây nhiễm bệnh tăng trưởng kém, còi cọc. Có ra quả thì cũng nhỏ, khô, ăn không ngon. Bệnh nặng có thể làm cả cây bị héo và chết.
– Thời gian ủ bệnh từ 3-8 tháng, khi cây đã nhiễm bệnh thì không có thuốc chữa trị.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
– Bệnh xuất hiện đầu tiên ở tầng lá già,. Sau đó chuyển dần vào tầng lá bên trong và cuối cùng là tầng lá non.
– Lá cây bị bệnh biểu hiện mất nước chuyển màu từ xanh sang xanh xỉn và sang màu vàng ánh đỏ, hoặc không có ánh đỏ. Lá bị uốn cong về mặt dưới và hai bên mép, sau cùng lá bị khô chết.
– Bệnh còn gây hại ở rễ, ban đầu rễ non bị thối. Sau đó toàn bộ hệ thống rễ bị thối. Ảnh hưởng đến quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây.
Quá trình hình thành bệnh

– Bệnh chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 của bệnh khô đầu lá: Lá già đỏ dần lên, sau đó rìa phiến lá cuốn lại về phía mặt dưới lá, đầu lá cong xuống đất.
Giai đoạn 2 của bệnh khô đầu lá: Lá không còn độ trương, chuyển qua màu hồng vàng, các đầu lá bắt đầu nhuốm màu nâu và khô dần.
Giai đoạn 3 của bệnh khô đầu lá: Lá trung gian cong xuống, mép lá vàng ra, phần lá còn lại chuyển qua màu hồng tía, đầu lá cuốn lại.
Giai đoạn 4 của bệnh khô đầu lá: Lá giữa nõn vẫn thẳng nhưng kém trương; đầu lá cuối cùng cũng cuốn lại và héo; lá còn xanh nhưng có nhiều lốm đốm hồng.
Cách ngăn ngừa bệnh cho cây
– Chọn chồi giống từ cây mẹ khoẻ mạnh không có Rệp sáp và có thể xử lý chồi giống trước khi trồng bằng dung dịch azodrin 0,2% . Các tài liệu hiện nay cho biết, nhóm dứa Tây Ban Nha có khả năng kháng được triệu chứng héo khô đầu lá. Hoặc xử lý giống bằng cách nhúng gốc vào dung dịch ELICITOR 250 + SIÊU ĐỒNG 10-15p trước khi trồng để diệt trừ nấm bệnh.
– Vệ sinh vườn, tiêu hủy các cây nhiễm bệnh hoặc có đặc điểm nghi ngờ nhiễm bệnh. Sau mỗi chu kỳ cây Dứa nên luân canh với cây trồng khác.
– Diệt trừ kiến bằng cách rải Basudin hay Furadan để tránh lây lan. Làm sạch cỏ trong ruộng (như cỏ tranh, cỏ bàng, cỏ ống,…).
– Sau thu hoạch nên cắt bớt lá trên cây để tránh tạo điều kiện nóng ẩm. Giúp Rệp sáp phát triển ở mùa tiếp theo. Trường hợp nặng, nên tiêu hủy cây bị nhiễm vì việc trị thường không có hiệu quả kinh tế.
– Trong điều kiện thâm canh, nên có kế hoạch phun thuốc phòng trừ Rệp sáp định kỳ 4-5 lần/chu kỳ sinh trưởng của cây (cần phun kỹ vào nách lá, gốc cây vị trí rệp thường tập trung). Phòng trừ Rệp sáp bằng cách sữ dụng CNX-RS + SIÊU ĐỒNG để phun. Chú ý lần phun cuối cùng trùng vào cuối mùa mưa; để hạn chế Rệp sáp phát triển mạnh trong mùa khô tiếp theo.