• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Xanh 360
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Xanh 360
No Result
View All Result

Bệnh đầu đen trên gà và cách phòng ngừa, điều trị

Trần Anh by Trần Anh
29/10/2021
in Chăn nuôi, Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
0
Bệnh tích trên gan của gà đã mắc bệnh đầu đen
Bệnh tích trên gan của gà đã mắc bệnh đầu đen

Bệnh tích trên gan của gà đã mắc bệnh đầu đen

Bệnh đầu đen hay bệnh kén ruột ở gà và gia cầm là căn bệnh khá nguy hiểm. Bởi lẽ, khi mắc bệnh, gà có tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh không chỉ xảy ra ở độ tuổi 2-4 tuần, mà còn có thể xuất hiện ở cả giai đoạn sinh sản nếu như môi trường chăn thả bị ô nhiễm. Khi mới nhiễm bệnh, gà chưa có nhiều các triệu chứng điển hình. Vì thế, việc chữa trị thường gặp khó khăn do bà con phát hiện ra bệnh muộn. Tuy nhiên, sau đó, gà có thể bị chết rất nhanh, thường chỉ 1-2 ngày.

Cũng bởi những nguyên nhân bên trên, cho đến nay, các biện pháp phòng ngừa vẫn là giải pháp ưu tiên số 1 mà bà con khi chăn nuôi cần lưu ý. Trong đó, việc vệ sinh chuồng trại đúng cách và duy trì khoảng thời gian trống chuồng là điều cần thiết. Ngoài ra, bà con cũng cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho gà. Đồng thời, cho gà ăn/uống/ tiêm phòng các loại thuốc và vaccine phòng bệnh cần thiết.

Mục lục

  • Nguyên nhân gây bệnh đầu đen ở gà và gia cầm
  • Một số triệu chứng điển hình của bệnh
  • Cần làm gì khi phát hiện gà mắc bệnh đầu đen?
  • Phương pháp phòng ngừa bệnh

Nguyên nhân gây bệnh đầu đen ở gà và gia cầm

Bệnh đầu đen hay còn gọi là bệnh kén ruột, bệnh viêm gan ruột. Bệnh có thể gây tỷ lệ chết cao và ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi. Nguyên nhân gây bệnh là do đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan, gây ra các bệnh tích điển hình tại đây. Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà, gà tây nuôi chăn thả, bán chăn thả và một số loài chim. Bệnh thường xảy ra ở gà trên 2 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi. Khi môi trường ô nhiễm, gà giai đoạn sinh sản nuôi chăn thả vẫn mắc bệnh.

Histomonas meleagridis trên kính hiển vi
Histomonas meleagridis trên kính hiển vi

Một số triệu chứng điển hình của bệnh

Ở thể cấp tính, gà sốt cao và chết nhanh trong vòng 1 – 2 ngày. Lúc này, gà chưa có triệu chứng điển hình. Thông thường, gà mắc bệnh ủ rũ, sốt cao. Chúng rúc đầu vào cánh, đứng tụm chỗ có nắng ấm. Phân sáp vàng, sáp đen, hoặc giống gạch cua… Mỏ gà dài, mắt hõm sâu, quầng mắt xanh tím và lan lên đầu (đầu gà bị đen).

Khi tiến hành mổ giải phẫu, chúng ta có thể phát hiện bệnh tích trên cả gan và manh tràng. Trong đó, với gan, đặc trưng nhất là hiện tượng sưng to. Đồng thời, trên gan cũng xuất hiện những vết hoại tử hơi lõm, tròn như hoa cúc, có viền trắng. Với manh tràng, bộ phận này thường sưng to. Thành ruột tăng sinh dày, gồ ghề, chất chứa bên trong có dạng cứng chắc, màu trắng tạo khối như kén. Do đó, bệnh còn có tên gọi là bệnh kén ruột. Ðôi khi kén ruột xuất hiện trên manh tràng và ruột già.

Cần làm gì khi phát hiện gà mắc bệnh đầu đen?

Ðể điều trị bệnh, có thể tiêm cho gà bằng thuốc chứa Doxycyclin. Hoặc cách khác là trộn vào thức ăn, nước uống cho gà các thuốc chứa Sulfamonomethoxine hoặc Doxycyclin. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Cùng với đó, bà còn nên kết hợp bổ sung thuốc bổ gan, vitamin, men tiêu hóa, thuốc trợ sức, trợ lực cho gà. Khi điều trị bệnh, cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, vệ sinh, phun khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

Doxycyclin được dùng để trộn vào thức ăn, nước uống cho gà
Doxycyclin được dùng để trộn vào thức ăn, nước uống cho gà

Phương pháp phòng ngừa bệnh

Thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh là việc làm cần thiết để phòng chống bất cứ căn bệnh nào. Bà con cần đảm bảo thời gian trống chuồng sau mỗi lứa gà. Không nuôi chung gà tây với các giống gà khác. Không nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một khu vực. Ðịnh kỳ vệ sinh, phun khử trùng chuồng nuôi, vườn thả gà. Vôi bột nên được rắc ở khu vực nuôi để diệt mầm bệnh. Bà con nên hạn chế thả gà ra vườn khi trời mới mưa. Ðồng thời, định kỳ tẩy giun cho gà và dọn sạch phân sau khi tẩy.

Ở những vùng đã có bệnh, khi gà trên 20 ngày tuổi, có thể cho uống dung dịch thuốc sau. Bạn pha 1g thuốc tím hoặc 2g sulfat đồng pha với 10 lít nước cho gà uống trong 1 – 2 giờ. Nếu nước thừa thì phải đổ bỏ. Cứ 20 ngày cho gà uống một lần.

Ðối với những chuồng nuôi, bãi chăn thả gà mắc bệnh đầu đen, cần trống chuồng ít nhất 30 ngày. Trước khi trống chuồng, cần vệ sinh chuồng nuôi và bãi chăn thả sạch sẽ. Đồng thời, thu gom chất thải ủ sinh học hoặc đốt. Trong thời gian trống chuồng, định kỳ 1 lần/tuần phun khử trùng chuồng nuôi, bãi chăn thả và môi trường xung quanh. Sau đó, bạn cần cuốc đất rắc vôi, diệt giun đất.

Tags: bệnh kén ruộtbệnh ở gàHistomonas meleagridis
Previous Post

Bệnh Marek ở gà là gì ? – Hướng dẫn các bước phòng và xử lý bệnh Marek

Next Post

Cẩn thận với bệnh đầu đen khi nuôi gà nếu không muốn thiệt hại lớn!

Next Post
Những điều cần biết về bệnh đầu đen khi nuôi gà

Cẩn thận với bệnh đầu đen khi nuôi gà nếu không muốn thiệt hại lớn!

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Định

    Đến Nam Định, đừng bỏ lỡ 8 đền chùa mang nét đẹp lịch sử

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cát-xê Ngôn Thừa Húc bất ngờ tăng cao sau nhiều năm làm nghệ thuật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỹ thuật trồng khoai môn cho năng suất cao nhà nông nên biết

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Con gái út Harper lớn phổng phao và xinh đẹp khi lên 10

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những điểm thu hút khách du lịch đến với quốc đảo Singapore

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Du lịch vùng Tuscany – Vùng đất lãng mạn và đầy quyến rũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn phương pháp nuôi gà con tại nhà hiệu quả

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bỏ túi những kỹ thuật trồng đậu đỏ đạt hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách điều trị một số căn bệnh hay gặp trên baba

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Làm sao để nuôi chim cút cho giá trị kinh tế cao?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by delkaltd.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In